Nếu để tình trạng suy nhược cơ thể ở trẻ em kéo dài sẽ gây nên nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Điển hình nhất là bé sẽ còi cọc, chậm lớn, thường xuyên ốm vặt. Do đó, khi bé có dấu hiệu bị suy nhược cơ thể, các mẹ nên có biện pháp để khắc phục sớm.
Suy nhược cơ thể ở trẻ em – những con số đáng báo động!!
Thống kê từ UNICEF, cho thấy, trẻ em mắc chứng suy nhược cơ thể sẽ khiến thể trọng thấp hơn 10% so với trọng lượng tiêu chuẩn. Trước khi đại dịch Covid-19 hoành hành, tỷ lệ trẻ em bị suy nhược cơ thể trong năm 2019 là 47 triệu trẻ. Tuy nhiên, dự đoán của các chuyên gia cho thấy, số lượng này sẽ còn tăng mạnh trong năm 2020. Con số được dự báo lên đến hơn 53,7 triệu trẻ em.
Cũng theo số liệu này, trẻ em bị suy nhược cơ thể chủ yếu tập trung ở Nam Á. Trong đó, số trẻ suy nhược ở Châu Phi chiếm đến 30%. Tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, mỗi tháng số trẻ suy nhược cơ thể tăng đến hơn 14%. Số trẻ tử vong do suy nhược cơ thể trong 1 tháng chạm ngưỡng 10.000 trẻ. Những con số đáng báo động về tình trạng suy nhược cơ thể ở trẻ em khiến nhiều người phải suy ngẫm.
Đánh giá về nguyên nhân suy nhược cơ thể ở trẻ em, BSCK 2, Nguyễn Thị Thanh, Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Đó có thể là do khẩu vị ăn uống của bé không tốt. Hoặc do chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, không đảm bảo đủ vi chất. Hoặc, bé thường xuyên mắc các bệnh lý mãn tính…
>> Xem thêm:
Những hậu quả khi suy nhược cơ thể ở trẻ em
Tình trạng suy nhược cơ thể ở bé kéo dài sẽ gây nên nhiều hệ lụy nghiêm trọng như:
+ Bé dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như: viêm phổi, hen suyễn, cảm cúm…
+ Bé có thể suy kiệt sức khỏe khiến cơ thể gầy yếu
+ Ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhận thức của bé, bé chậm nói, tự ti, giao tiếp kém, không thích vui chơi cùng bạn. Điều này sẽ khiến bé dễ đối mặt với nguy cơ trầm cảm
Biện pháp khắc phục suy nhược cơ thể ở trẻ em hiệu quả
Muốn bé phát triển khỏe mạnh, ngay khi thấy bé có các dấu hiệu suy nhược cơ thể, các mẹ nên có biện pháp can thiệp. Dưới đây là những lời khuyên từ chuyên gia để đảm bảo sức khỏe cho bé yêu
Khám dinh dưỡng định kỳ cho bé thường xuyên
Việc khám dinh dưỡng định kỳ cho bé rất quan trọng. Nó giúp các mẹ hiểu rõ cần bổ sung vi chất nào cho bé. Nên thay đổi gì trong chế độ ăn của bé để bé phát triển đạt chuẩn. Đối với bé dưới 1 tuổi, các mẹ nên khám dinh dưỡng ít nhất 1 lần/ tháng. Đối với bé từ 2 tuổi trở lên, có thể thăm khám dinh dưỡng ít nhất 6 tháng/ lần. Căn cứ vào chiều cao, cân nặng và các chỉ số của cơ thể, các bác sĩ dinh dưỡng sẽ đưa ra lời khuyên tốt nhất cho mẹ về chế độ ăn cho bé.
Chú ý đến thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ
Lượng thức ăn của bé hàng ngày không cần quá nhiều. Tuy nhiên, trong bữa ăn nên đảm bảo đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng chính. Đặc biệt, các mẹ cần chú trọng bổ sung đạm cho bé để bé phát triển cơ bắp, nhận đủ năng lượng vui chơi. Lượng đạm có thể ưu tiên bổ sung từ thực phẩm tự nhiên. Hoặc chọn loại đạm dinh dưỡng được chiết xuất tự nhiên, an toàn.
Ngoài ra, cần chú ý đến lượng rau xanh trong thực đơn của trẻ. Cân bằng dinh dưỡng là cách tốt nhất để giúp bé yêu phục hồi sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch.
Bổ sung đạm dinh dưỡng chất lượng từ Bosugold
Hiểu rõ về suy nhược cơ thể ở trẻ em, các mẹ nên biết cách bổ sung dinh dưỡng định kỳ cho bé mỗi năm. Bên cạnh chế độ ăn uống hàng ngày, bé cũng cần được bổ sung đạm dinh dưỡng chất lượng cao. Đạm thủy phân Bosugold mang đến giải pháp vàng về đạm dinh dưỡng cho bé yêu nhờ 16 acid amin quan trọng và đầy đủ 9 acid amin thiết yếu với cơ thể.
Với nguồn đạm thủy phân tự nhiên được các bác sĩ, chuyên gia lựa chọn, Bosugold xứng đáng là lựa chọn số 1 của mẹ. Để được tư vấn kỹ hơn về sản phẩm Bosugold, các mẹ vui lòng liên hệ hotline: 1900 88 68 34.