Chế độ dinh dưỡng với các thực phẩm tự nhiên là biện pháp giúp cơ thể khắc phục tình trạng suy nhược và giảm thiểu viêm nhiễm hiệu quả. Do đó cần xây dựng thực đơn cho người sau phẫu thuật tuân theo các chỉ dẫn của chuyên gia theo từng giai đoạn để bổ sung đầy đủ và hợp lý các dưỡng chất cho cơ thể.
>> Xem thêm:
- Sau phẫu thuật bao lâu thì được ăn, gợi ý chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật
- Sau phẫu thuật nên ăn trái cây gì? 3 lưu ý khi ăn trái cây bạn nên biết
- Sau phẫu thuật nên ăn gì để nhanh lành vết thương, sớm hồi phục
- Sau phẫu thuật kiêng ăn gì để mau hồi phục sức khỏe?
Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng đối với người sau phẫu thuật
Dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với người bệnh. Bởi vì, sau phẫu thuật cơ thể bệnh nhân sau phẫu thuật rất suy yếu. Vậy nên, cần có chế độ ăn uống thật khoa học, cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Điều này giúp chống nhiễm khuẩn và làm lành vết thương cũng như phục hồi sức khỏe nhanh chóng hơn cho bệnh nhân.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sau phẫu thuật từ 5 – 6 ngày là thời điểm quan trọng nhất để cơ thể có thể hấp thụ nhiều dưỡng chất. Lúc này, cơ thể cần bổ sung năng lượng với mức trung bình mỗi ngày từ 500 kcal và 30g protein. Tùy theo thể trạng mỗi người mà khẩu phần ăn nạp vào cơ thể có thể gia giảm hoặc tăng dần về sau.
Các chuyên gia cũng khuyến nghị xây dựng thực đơn cho người sau phẫu thuật với nguyên tắc chung về dinh dưỡng bao gồm:
- Chế độ ăn giàu protein: Đây là dưỡng chất quan trọng nhất cho cơ thể. Bởi, quá trình phẫu thuật làm mất nhiều protein do chảy máu, viêm hoặc do vết thương…
- Chế độ ăn giàu năng lượng: Năng lượng người sau phẫu thuật cần nạp vào cơ thể tăng 10 – 50% hoặc 100% so với bình thường.
- Chế độ ăn giàu glucid: Thành phần này ngoài cung cấp năng lượng còn giúp tích trữ glycogen cho gan. Ngoài ra, chất dinh dưỡng này còn có tác dụng bảo vệ gan khỏi tổn thương bởi thuốc mê.
Ngoài ra, để quá trình phục hồi sức khỏe diễn ra nhanh thì người bệnh cần được duy trì thực đơn cho người sau phẫu thuật với chế độ dinh dưỡng cao kéo dài ít nhất 1 tháng với trường hợp cơ thể bị suy nhược nặng. Trong trường hợp người ghép gan hoặc thực hiện những phẫu thuật phức tạp thì có thể lên đến 6 tháng hoặc hơn.

Gợi ý thực đơn cho người sau phẫu thuật
Chuyên gia gợi ý xây dựng thực đơn cho người sau phẫu thuật theo từng giai đoạn giúp hấp thụ và chuyển hóa năng lượng hiệu quả nhất như sau:
Giai đoạn 1: Từ 1-3 ngày sau phẫu thuật
Đây là giai đoạn đầu của quá trình phục hồi sau khi phẫu thuật. Lúc này, cơ thể bệnh nhân vẫn chưa hấp thụ thực phẩm rắn. Thay vào đó, cần bổ sung nước, điện giải và glucid để đảm bảo đủ lượng calo cơ thể cần.
Giai đoạn này bác sĩ cho phép bệnh nhân truyền tĩnh mạch với các loại dịch truyền. Những loại dịch cần truyền như Glucose 5%, Glucose 30%, 1 – 2 ống KCl và NaCl 0,9%. Trường hợp bệnh nhân bị trướng bụng thì không nên uống nước. Ở giai đoạn này, người nhà cần theo dõi sức khỏe người bệnh, đồng thời cần tiến hành xây dựng thực đơn cho người sau phẫu thuật theo khuyến cáo và chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe.
Giai đoạn 2: Từ 3-5 ngày sau phẫu thuật
Ở giai đoạn này, người bệnh cần được tăng dần khẩu phần ăn và giảm dần lượng dịch truyền. Lúc này, thực đơn cho người sau phẫu thuật từ 3 – 5 ngày, cần tăng dần năng lượng và protein. Chế độ ăn cần tăng dần năng lượng và protein cần tối thiểu liều lượng từ 500 kcal và 30g protein. Sau 1 – 2 ngày tiếp theo, tăng thêm từ 250 – 500 kcal cho đến mức tối đa là 2000 kcal/ngày.
Với người sau phẫu thuật, thực đơn gợi ý ở giai đoạn này là dùng sữa để pha nước cháo và sử dụng sữa bột tách bơ và dùng sữa đậu nành. Trường hợp người bệnh dị ứng với sữa có thể sử dụng nước thịt ép để thay thế.Ngoài các bữa ăn chính, nên tăng thêm 1 – 2 bữa ăn phụ để bệnh nhân hấp thụ nhiều dưỡng chất hơn. Trong giai đoạn này, người bệnh thường có dấu hiệu chán ăn nên cần động viên ăn nhiều hơn.
Bên cạnh đó, trong các bữa ăn nên áp dụng thực phẩm chứa nhiều loại vitamin như vitamin B, C. Các loại đồ uống như nước chanh, nước cam… cũng nên được tăng cường để bổ sung vitamin C. Lưu ý rằng: ở giai đoạn này hệ tiêu hóa của người bệnh vẫn chưa thể hấp thụ thực phẩm cứng, thô. Do vậy, người nhà nên sử dụng các thức ăn mềm và chế biến dạng lỏng, dễ tiêu cho người sau phẫu thuật.

Giai đoạn phục hồi
Ở giai đoạn phục hồi, các vết mổ và tình hình sức khỏe của người bệnh đã tốt hơn. Lúc này, thực đơn cho người sau phẫu thuật cần chuẩn bị đồ ăn chứa nhiều calo và protein để tăng nhanh thể trọng và làm lành nhanh vết thương.Theo lời khuyên của bác sĩ, lượng calo hấp thụ cần đạt từ 2500 – 3000 kcal/ ngày và lượng protein từ 120 – 150g/ ngày. Người bệnh có thể chia đều khẩu phần ăn thành nhiều bữa để có thể tiêu hóa dễ dàng hơn. Nhóm các thực phẩm giàu đạm dễ đơn giản, dễ kiếm: thịt bò, thịt heo, cá, trứng, sữa,….
Lưu ý khi xây dựng thực đơn cho người sau phẫu thuật
Khi xây dựng thực đơn cho người sau phẫu thuật giúp phục hồi sức khỏe nhanh cần chú ý:
Bổ sung dưỡng chất cho cơ thể bằng thực phẩm tự nhiên
Dùng phương pháp nuôi dưỡng bằng dịch truyền trong giai đoạn đầu sau phẫu thuật là cần thiết. Tuy nhiên, để cơ thể phục hồi tốt, khỏe mạnh và an toàn cần nuôi dưỡng bằng đường tiêu hóa. Đây là cách làm vừa tiết kiệm vừa giúp kích hoạt hệ tiêu hóa sớm hoạt động bình thường. Nếu người bệnh không thể hấp thụ qua đường miệng có thể áp dụng ăn bằng ống xông, sau đó dần chuyển sang ăn bằng đường miệng.
Chú ý hạn chế nhóm thực phẩm gây sẹo và không lành mạnh sau phẫu thuật
Có một số loại thực phẩm ăn vào sẽ gây sẹo lồi và không lành mạnh, dễ gây ra tác động xấu ở vùng vết thương sau phẫu thuật. Người bệnh cần tránh ăn các thực phẩm như:
- Thực phẩm chứa nhiều dầu, mỡ như sa tế, đồ chiên rán…
- Thực phẩm dễ gây dị ứng như da gà, hải sản, đậu phộng…
- Thực phẩm gây sẹo lồi, kích thích vết thương như rau muống, thịt bò, đồ nếp…
- Đồ cứng và khó tiêu hóa như thịt khô, xúc xích, bánh kẹo ngọt…
- Thực phẩm lên men, đồ chua như tôm chua, cà muối, thịt chua, kim chi…
- Thực phẩm chứa chất kích thích như cà phê, trà, thuốc lá….

Kết hợp với thực phẩm bổ sung tăng sức đề kháng
Ngoài ra bên cạnh thực đơn cho người sau phẫu thuật, các chuyên gia cũng khuyến khích sử dụng thêm thực phẩm bổ sung tăng sức đề kháng để hỗ trợ và đẩy nhanh tiến trình phục hồi sức khỏe.
Một trong những sản phẩm bổ sung được chuyên gia PGS.BS.TS Nguyễn Thị Lâm – Viện trưởng Viện dinh dưỡng quốc gia khuyến nghị sử dụng đó là đạm thủy phân tự nhiên Bosugold. Bosugold là thực phẩm chứa nguồn đạm tự nhiên cùng với công nghệ thủy phân tiên tiến, giúp mang đến cho người dùng nhiều lợi ích đáng kể như:
- Nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể.
- Cung cấp nguồn đạm dồi dào, dễ hấp thụ cho cơ thể, giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
- Tăng cường chức năng gan, chống oxy hóa và chống lão hóa.
- Nhanh chóng làm lành vết thương sau phẫu thuật
Theo đánh giá từ chuyên gia, Bosugold là sản phẩm chức năng được chuẩn hóa, rất an toàn cho người dùng (Kể cả người bị dị ứng đạm sữa vẫn có thể sử dụng bình thường).

Trên đây là bài viết chia sẻ về thực đơn cho người sau phẫu thuật giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Để dưỡng chất hấp thụ tốt người bệnh không chỉ bổ sung thực phẩm tự nhiên mà còn tăng cường sử dụng các thực phẩm bổ sung để tăng đề kháng hiệu quả cho cơ thể. Mong rằng những kiến thức hữu ích trên sẽ giúp các bạn có thêm hiểu biết để chăm sóc người sau phẫu thuật nhanh chóng bình phục và lấy lại sức khỏe!
