“Sau khi phẫu thuật không nên ăn gì?” để hạn chế nguy cơ gây viêm nhiễm và tăng khả năng hồi phục sức khỏe ở cơ thể người bệnh? Cùng các chuyên gia giải đáp thắc mắc qua bài viết sau đây nhé!
>> Xem thêm:
- Sau phẫu thuật bao lâu thì được ăn, gợi ý chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật
- Sau phẫu thuật nên ăn trái cây gì? 3 lưu ý khi ăn trái cây bạn nên biết
- Sau phẫu thuật kiêng thịt gà bao lâu? Vì sao phải kiêng thịt gà sau mổ?
- Sau phẫu thuật nên ăn gì để nhanh lành vết thương, sớm hồi phục
Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật
Người bệnh sau phẫu thuật có sức khỏe yếu và thời gian phục hồi lâu hơn bình thường. Do đó, nếu không chăm sóc cẩn thận sẽ tăng nguy cơ mắc phải các biến chứng nhiễm trùng vết mổ. Từ đó, khiến quá trình điều trị trở nên khó khăn hơn.
Các chuyên gia khuyến nghị bệnh nhân nên tăng cường chăm sóc sức khỏe sau phẫu thuật với chế độ ăn uống giàu dưỡng chất và giữ thói quen sinh hoạt lành mạnh. Bên cạnh đó, sau khi phẫu thuật không nên ăn gì và nên ăn gì cũng là vấn đề mà người bệnh cần phải lưu ý để đảm bảo sức khỏe được phục hồi tốt nhất.
Từ 5 – 6 ngày sau phẫu thuật là thời điểm quan trọng để cơ thể bệnh nhân bổ sung thêm dưỡng chất đẩy nhanh quá trình phục hồi sức khỏe. Lúc này, chuyên gia khuyến khích bổ sung năng lượng trung bình 500kcal và 30g protein mỗi ngày. Khẩu phần ăn có thể tăng dần về sau tùy theo thể trạng từng người sao cho phù hợp nhất.

Sau phẫu thuật nên ăn gì để hồi phục nhanh
Chế độ ăn uống giữ vai trò quan trọng trong việc phục hồi sức khỏe. Vậy, sau phẫu thuật nên ăn gì để đẩy nhanh quá trình phục hồi này? Tham khảo từ các chuyên gia những lời khuyên sau:
Thực phẩm giàu chất xơ
Chuyên gia khuyến nghị người bệnh cần bổ sung thực phẩm giàu chất xơ vào thực đơn hàng ngày. Thực tế, sau phẫu thuật, bệnh nhân thường dễ bị táo bón do tiêu hóa còn yếu và cơ thể rất ít vận động. Do đó, tăng cường hấp thụ thực phẩm giàu chất xơ như rau củ giúp ngăn ngừa nguy cơ táo bón, thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động.
Thực phẩm giàu protein
Theo nghiên cứu, protein giúp làm lành vết thương nhanh hơn. Ở giai đoạn nay, bệnh nhân cần nạp protein với hàm lượng 150g/ngày để thúc đẩy quá trình làm lành vết thương nhanh chóng hơn, đồng thời nạp thêm năng lượng cần thiết cho cơ thể. Thực đơn có thể chia nhỏ lượng protein thành nhiều bữa ăn/ ngày để cơ thể dễ hấp thụ. Những thực phẩm giàu protein như thịt bò, thịt gà và các loại cá. Bên cạnh đó, các loại hạt và quả cũng chứa nhiều protein có lợi cho việc hồi phục.
Tuy nhiên, protein đến từ nguồn thực phẩm là đạm thô. Để tiêu hóa protein này, cơ thể cần tiêu tốn lượng năng lượng lớn và cần đến 4-6 tiếng để hấp thu vào cơ thể. Do đó, người nhà cần chế biến protein ở dạng dễ tiêu hóa ở dạng ninh nhừ – dạng mềm để giúp người bệnh tiết kiệm năng lượng.

Thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất
Vitamin và khoáng chất là những dưỡng chất thiết yếu để tăng cường sức đề kháng cho người bệnh. Nhóm các vitamin A, C và D giúp tăng cường đề kháng hiệu quả, giúp vết thương nhanh lành hơn. Bên cạnh đó, sau phẫu thuật người bệnh nên chủ động nạp vào cơ thể thực phẩm giàu kẽm và canxi. Đây là nhóm dinh dưỡng cần thiết hỗ trợ cho miễn dịch và giúp xương khớp khỏe mạnh, góp phần tái thiết lập lại các hoạt bình thường cho người bệnh.
Thực phẩm bổ sung
Theo chuyên gia PGS.TS.BS Trần Đình Toán cho biết, cơ thể người bệnh sau phẫu thuật rất yếu nên cần bồi đắp nhiều dưỡng chất, đặc biệt là đạm cho cơ thể. Ngoài thực phẩm tự nhiên, bệnh nhân nên kết hợp thêm thực phẩm bổ sung thêm đạm chất lượng cao như sản phẩm đạm thủy phân tự nhiên Bosugold. Đây là thực phẩm bổ sung chứa nguồn đạm tự nhiên dồi dào giúp bổ sung hiệu quả nguồn protein thiếu hụt trong cơ thể.
Ngoài nguồn đạm được sản xuất theo phương pháp thủy phân, giúp đẩy nhanh quá trình chuyển hóa và giúp hấp thu trọn vẹn dưỡng chất. Bosugold còn cung cấp đủ 16 loại acid amin, trong đó chứa đến 9 loại acid thiết yếu cho cơ thể với những công dụng:
- Kích thích hệ miễn dịch, làm gia tăng sức đề kháng.
- Giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng sau khi phẫu thuật, suy nhược…
- Cung cấp thêm nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể

Sau khi phẫu thuật không nên ăn gì?
Ngoài việc tăng cường bổ sung những thực phẩm nên ăn thì thắc mắc “Sau khi phẫu thuật không nên ăn gì?” cũng là vấn đề quan trọng mà bệnh nhân cần nắm và hạn chế hấp thụ.
Không nên ăn những loại thức ăn cứng, khó nhai và khó tiêu
Cơ thể bệnh nhân sau phẫu thuật rất yếu và dễ mệt mỏi. Điều này dẫn đến chán ăn và ăn không ngon miệng. Do đó, để giải đáp thắc mắc người bệnh sau khi phẫu thuật không nên ăn gì chính là hạn chế tiêu thụ thực phẩm cứng, khó nhai và khó tiêu hóa nhằm tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như kích thích đến vết thương. Biết được điều này, gia đình nên bổ sung thực đơn là những thực phẩm mềm, dễ nhai giúp hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn.
Nên tránh những thực phẩm có nguy cơ để lại sẹo
Người sau phẫu thuật cần kiêng ăn rau muống nhằm tránh nguy cơ để lại vết sẹo, đặc biệt là sẹo lồi ở vùng vết thương. Theo nghiên cứu, loại rau này có thể kích thích da non mọc nhanh hơn, gây ra tình trạng sẹo lồi.
Ngoài rau muống, bệnh nhân cũng nên kiêng ăn thịt gà, trứng và thịt bò. Được biết, trứng khiến vết thương sau khi lành có màu da sáng hơn vùng da xung quanh. Còn ăn thịt bò khiến vùng vết thương sẫm màu hơn, dễ thành sẹo lồi và thâm sau khi lành.

Thực phẩm có thể gây dị ứng, khiến vết thương lâu lành
Để tránh vết thương lâu lành và nguy cơ trở nặng, hải sản và đồ nếp là nhóm thực phẩm cần tránh được các chuyên gia giải đáp cho thắc mắc “Sau khi phẫu thuật không nên ăn gì?”. Theo dân gian, đồ ăn làm từ nếp có tính nóng, dễ làm vết thương sưng lên và mưng mủ.
Còn với đồ hải sản, khi ăn có thể gây ngứa và khó chịu ở vùng vết thương. Hơn thế, nhóm thực phẩm này cũng dễ gây viêm nhiễm da và làm cho vết thương lâu lành. Ngoài ra, cũng nên kiêng ăn các loại hạt, nhộng tằm… để tránh nguy cơ dị ứng và gây ngứa.
Thực phẩm có tính kích thích, thực phẩm lên men
Thêm câu trả lời cho thắc mắc “Sau khi phẫu thuật không nên ăn gì?” chính là gia vị và những thực phẩm chua cay, nóng… Theo kinh nghiệm dân gian truyền miệng: ăn thực phẩm có tính kích thích cao này khiến độc tố tích tụ và làm mủ vết thương.
Bên cạnh đó, người bệnh sau khi phẫu thuật không nên ăn gì cũng cần hạn chế thực phẩm lên men như cà muối, dưa muối và đồ uống có gas… Giảm tiêu thụ những loại thực phẩm này giúp cơ thể bệnh nhân hạn chế mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Đồng thời, đây cũng là những nhóm thực phẩm tiềm ẩn nhiều nguy cơ xấu đối với sức khỏe, người sau phẫu thuật nên tránh!

Không nên ăn các loại thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao
Nhóm thực phẩm tiếp theo mà bệnh nhân cần lưu ý cho thắc mắc sau khi phẫu thuật không nên ăn gì đó là tránh hấp thụ những thực phẩm chứa lượng cholesterol cao như đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ… Bởi theo nghiên cứu, đồ ăn chứa cholesterol cao gây khó tiêu và dễ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Việc ăn quá nhiều đồ dầu mỡ còn khiến vết thương lâu lành hơn.
Thực phẩm có quá nhiều chất xơ
Mặc dù chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu ăn quá dưỡng chất này sau phẫu thuật sẽ không tốt cho sức khỏe, bởi đây là những nhóm thực phẩm không mang lại năng lượng cho cơ thể. Hơn nữa, việc ăn quá nhiều nhóm thực phẩm này gây cảm giác no nhanh, khiến người bệnh khó nạp thêm các thực phẩm cần thiết khác. Vậy nên, chất xơ cũng là nhóm thực phẩm được liệt vào danh sách sau khi phẫu thuật không nên ăn gì.
Thực phẩm sống
Sau phẫu thuật, sức đề kháng người bệnh vẫn còn yếu nên cần hấp thụ thực phẩm chế biến cẩn thận và chín kỹ. Do vậy, thực đơn cần hạn chế ăn đồ tươi sống như gỏi cá, rau sống… nhằm ngăn ngừa vi khuẩn gây hại xâm nhập. Đây cũng là lời khuyên dành cho thắc mắc người bệnh sau khi phẫu thuật không nên gì.

Những lưu ý về chế độ sinh hoạt để phục hồi nhanh sau phẫu thuật
Trong quá trình tìm hiểu sau khi phẫu thuật không nên ăn gì và nên ăn gì, người bệnh cũng cần ghi nhớ một số lưu ý sau để việc phục hồi đạt hiệu quả và nhanh chóng:
- Xây dựng và duy trì thói quen ăn uống điều độ, hợp khoa học.
- Cần chia làm nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày để cơ thể dễ hấp thụ và tiêu hóa chất dinh dưỡng.
- Nên nấu đồ ăn loãng và mềm rồi từ từ chế biến món ăn đặc lại và đa dạng cách nấu hơn.
- Hạn chế thực phẩm nhiều đường ; tránh hút thuốc và uống rượu bia sau khi vừa phẫu thuật. Điều này gây ảnh hưởng đến tốc độ phục hồi của cơ thể.
Qua bài viết “Sau khi phẫu thuật không nên ăn gì?” mà chúng tôi chia sẻ đến quý bạn đọc. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên và không nên hấp thụ để giúp cơ thể sau phẫu thuật phục hồi sức khỏe một cách nhanh chóng hơn!