Ăn dặm là quá trình bổ sung thêm dinh dưỡng cho trẻ bên cạnh dinh dưỡng từ sữa mẹ. Vậy có nên bổ sung đạm thủy phân cho trẻ ăn dặm? Bổ sung đạm thủy phân cho trẻ ăn dặm như thế nào để giúp trẻ đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng và phát triển nhanh chóng? Bậc cha mẹ hãy cùng Bosugold tìm hiểu qua bài viết được chia sẻ dưới đây!
Bổ sung đạm thủy phân cho trẻ ăn dặm cần lưu ý điều gì?
Sinh lý phát triển của trẻ chỉ ra: bắt đầu từ tháng thứ 4 trở đi, trẻ đã có thể ăn dặm được. Nếu trẻ không được cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng thỏa mãn nhu cầu theo tháng tuổi, phát triển não sẽ khiếm khuyết và chậm lớn, thậm chí có thể bị còi cọc suốt đời nếu để tình trạng thiếu năng lượng và các chất dinh dưỡng kéo dài. Để nuôi trẻ sao cho lớn và phát triển đạt chuẩn bình thường qua từng thời kỳ, trước hết cần biết trẻ cần những chất gì và số lượng bao nhiêu, đồng thời nắm rõ vai trò của các chất dinh dưỡng.
Trẻ dưới 5 tuổi cần năng lượng gấp 2-3 lần của người lớn vì chúng đang trong giai đoạn và phát triển với tốc độ nhanh nhất so với các giai đoạn về sau. Việc bổ sung đạm thủy phân cho trẻ ăn dặm là cần thiết, song cha mẹ cũng cần lưu ý đến nhu cầu dinh dưỡng về chất đạm theo lứa tuổi của trẻ.
Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cũng không nên tính toán quá chi li, nên biết qua để ước chừng, áng lượng rồi dần dần thành kinh nghiệm. Nuôi thế nào mà thấy trẻ ăn ngon lành, no nên, vui đùa thoải mái, tăng cân và lớn đều mà ít ốm đau, bệnh tật thì chứng tỏ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ gần như được đáp ứng đầy đủ!
Nên bổ sung đạm thuỷ phân cho trẻ ăn dặm như nào cho đúng?
Thời kỳ ăn dặm của trẻ có nguy cơ thiếu đạm lớn! Để ngăn ngừa tình trạng thiếu đạm này, việc bổ sung chất đạm cho trẻ ăn dặm là điều cần thiết! Nghiên cứu khoa học của bác sĩ Nancy Krebs và cộng sự cũng chỉ ra rằng: những trẻ có chế độ ăn dặm thiếu đạm từ nguồn động vật cho thấy khả năng lớn chậm hơn so với những trẻ được bổ sung dinh dưỡng đạm đầy đủ.
Tuy nhiên, vấn đề là thịt khó tiêu hơn các loại thực phẩm khác do sợi cơ của thịt là rắn. Do đó, khi chế biến đồ ăn dặm cho trẻ rất cần chú trọng nguyên tắc và cách thức chế biến để giữ nguyên hàm lượng dinh dưỡng của thực phẩm.
Do đó, khi lựa chọn đạm thủy phân cho trẻ ăn dặm, cha mẹ cần lưu ý đến số lượng các acid amin trong sản phẩm và chọn sản phẩm dễ tiêu hóa – dễ hấp thu cho trẻ – do hệ tiêu hóa của trẻ lúc này còn chưa được hoàn thiện! Đây cũng chính là những lời khuyên mà PGS.TS. BS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia khuyến cáo khi gia đình muốn lựa chọn sản phẩm đạm thủy phân cho trả ăn dặm chất lượng cao để chăm sóc sức khỏe.
Lựa chọn sản phẩm đạm thủy phân cho trẻ ăn dặm
Bosukid DHT – là dòng sản phẩm đạm thủy phân cho trẻ ăn dặm được nhiều bậc cha mẹ tin dùng. Đạm thủy phân Bosukid DHT chứa tới 16 acid amin quan trọng cùng đầy đủ 9 acid amin thiết yếu, Bosukid DHT là nguồn dinh dưỡng ưu Việt cho trẻ. Nguồm đạm thủy phân tự nhiên từ Bosukid giúp tăng hồng cầu, huyết sắc tố, tăng tỷ lệ protein trong huyết thành – là dinh dưỡng chuyên biệt cho trẻ biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu; trẻ bị suy dinh dưỡng; trẻ đang ốm hoặc mới ốm dậy!
Sản phẩm đạm thủy phân cho trẻ ăn dặm Bosukid với dạng bào chế dung dịch uống liền rất tiện lợi, dùng được cho trẻ từ 1 tuổi trở lên và đã được phân phối tại hệ thống các nhà thuốc – quầy thuốc trên toàn quốc!
Lưu ý về nguyên tắc và cách chế biến thực phẩm đối với trẻ ăn dặm
Chọn những thực phẩm phù hợp với trẻ và an toàn chưa đủ, cha mẹ còn cần biết chế biến và bảo quản thức ăn đúng cách mới cung cấp đủ dinh dưỡng tối ưu cho sự phát triển của trẻ. Nếu bỏ qua khâu chế biến và bảo quản thực phẩm này, trẻ sẽ rất dễ xảy ra các vấn đề như ngộ độc thức ăn và sâu xa và mất quá nhiều dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hằng ngày.
Để có một thực đơn ăn dặm đủ chất, ngon miệng và an toàn cho sức khỏe của trẻ, Tiến sĩ khoa học Y Dược tại Đại học Y Dược tại trường Đại học Y Hà Nội có những chia sẻ như sau:
Nguyên tắc chung trong lựa chọn thực phẩm và chế biến đồ ăn dặm cho trẻ
- Sức chứa dạ dày của trẻ tuổi ăn dặm nới rộng dần theo tháng tuổi (60-100-150 tối đa là 200ml). Do đó, cha mẹ khi bắt đầu tập cho trẻ ăn dặm, nên tăng dần số lượng theo mỗi bữa ăn theo thời gian, cộng với nhu cầu và dung tích dạ dày của mỗi trẻ.
- Thức ăn dặm phải từ loãng đến đặc dần, cần được nấu chín kỹ, xay nhuyễn hoặc nghiền nát. Đối với trẻ từ 1 tuổi trở xuống, thức ăn cần được chế biến mềm nhừ, tán nhuyễn. Còn đối với trẻ 6 tháng tuổi, dạng thức ăn chỉ nên đậm đặc hơn sữa mẹ chút, rồi tăng dần lên độ đậm đặc, những vẫn phản mịn, trơn và dễ nuốt.
- Thực phẩm dùng để chế biến một món ăn cho trẻ nên đại diện cho cả 4 nhóm dinh dưỡng thiết yếu, để giúp trẻ cung cấp đủ dinh dưỡng
- Tất cả các món ăn của trẻ (bao gồm cả trái cây tươi) cũng đều phải ngửi và nếm trước khi cho trẻ ăn hoặc uống. Cha mẹ cần lưu ý tuyệt đối không dùng thức ăn hoặc đồ uống mà ngửi cho mùi khác thường hoặc nếm có vị quá mặn, ngọt, chua hoặc cay.
- Nấu thức ăn nhớ đậy nắp và đun nhỏ lửa. Thức ăn lấy ra từ tủ lạnh hoặc để qua 2 tiếng nên làm ấm bằng cách cho vào nồi hầm nhỏ lửa, không nên dùng lò vi sóng. Cha mẹ cũng cần lưu ý không nên cho trẻ dùng nhiều lần lò vi sóng vì sóng điện từ sẽ tích tụ trong cơ thể của trẻ sẽ có hại cho sức khỏe.
Gợi ý cơ cấu thực phẩm trong thực đơn ăn dặm
Tiến sĩ Hoa khuyên các bậc cha mẹ rằng: khi chuẩn bị thực đơn ăn dặm hoàn chỉnh cho trẻ/ hoặc một khẩu phần ăn cho trẻ lớn hơn, cần đáp ứng đầy đủ 4 nhóm chất dưới đây:
- Tinh bột: ngũ cốc, đậu đỗ
- Chất đạm: động vật (trứng, sữa, pho mai, thịt, gan, cá/ hải sản) & thực vật (đậu đỗ, vừng lạc)
- Chất béo: bơ, mỡ, dầu (mè, đậu phộng, dừa)
- Vitamin và khoáng chất: thực phẩm từ động vật và thực vật, trái cây và rau đậu tươi
Bên trên là cách bổ sung đạm thủy phân cho bé ăn dặm mà các ông bố, bà mẹ có thể tham khảo. Mong rằng từ những kiến thức hữu ích trên cùng với nguồn dinh dưỡng đạm quý giá từ Bosukid DHT, bậc cha mẹ sẽ có hành trình nuôi dạy bé lớn khỏe – nhàn tênh!