Hệ miễn dịch suy yếu là nguyên nhân làm cơ thể phát sinh nhiều bệnh lý như cảm cúm, suy nhược… Để ngăn ngừa tình trạng nhiễm bệnh, tăng cường đề kháng chính là giải pháp hàng đầu giúp củng cố hàng rào chắn tự nhiên của cơ thể. Cùng Bosugold tìm hiểu ngay bí quyết tăng sức đề kháng cho cơ thể vô cùng hiệu quả qua bài viết sau nhé!
1. Sức đề kháng là gì?
Sức đề kháng hay hệ miễn dịch được hiểu hệ thống phòng thủ theo cơ chế tự nhiên của cơ thể. Hệ thống này như một “mạng lưới phức tạp” gồm nhiều tế bào, các mô và nhiều cơ quan kết hợp lại. Nhiệm vụ của chúng là bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh: vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng, khói bụi từ môi trường…
Nếu hệ thống miễn dịch tốt hay đề kháng khỏe sẽ giúp bảo vệ con người khỏi sự tấn công từ các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Vì vậy, tăng cường đề kháng cũng là chính là tăng cường hàng phòng hộ, ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh, bảo vệ cơ thể.
2. Tại sao cần tăng sức đề kháng?
Hệ miễn dịch tự nhiên của con người bao gồm miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào. Phản ứng miễn dịch của cơ thể có thể chia thành 2 nhóm: miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch gặp phải. Trong đó, miễn dịch bẩm sinh còn được gọi là miễn dịch tự nhiên (tế bào thực bào, các tế bào tiêu diệt tự nhiên, bạch cầu đa nhân trung tính), có thể đáp ứng ngay lập tức với các kháng nguyên xâm nhập.
Còn miễn dịch gặp phải (bao gồm lympho T và lympho B) có sự tiếp xúc với kháng nguyên (tác nhân gây bệnh) trước đó, sau đó hệ thống ghi nhận và hình thành kháng thể. Trường hợp những tác nhân gây bệnh tấn công hàng phòng vệ thì hệ thống miễn dịch phát tín hiệu đến những tế bào miễn dịch (tế bào bạch cầu, tế bào thực bào, ..) để chống lại các yếu tố gây bệnh này.
Tăng sức đề kháng hiểu đơn giản chính là giúp xây dựng hàng phòng thủ kiên cố, tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Do đó, thực hiện các cách tăng sức đề kháng theo chỉ dẫn chuyên gia y tế là việc làm cần thiết, cần thực hiện thường xuyên, đều đặn.
3. Cách để tăng sức đề kháng hiệu quả
Theo PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm – Nguyên Phó viện trưởng Viện dinh dưỡng, khi bị ốm, bệnh, chúng ta cần kết hợp nhiều cách tăng sức đề kháng để tăng cường chuyển hóa chất dinh dưỡng, cho cơ thể nhanh chóng phục hồi. Cùng Bosugold tham khảo một số cách đơn giản giúp tăng sức đề kháng hiệu quả sau đây!
Các bài tập yoga tăng sức đề kháng
Yoga từ lâu được biết đến là bộ môn tập luyện giúp tăng sức đề kháng vô cùng hữu hiệu. Những bài tập yoga tưởng chừng đơn giản nhưng lại giúp cân bằng hơi thở, điều hòa khí huyết, giãn cơ thư thái,..từ đó cân bằng lại cả tâm trí và thể chất. Một cơ thể khỏe mạnh cả về trí – lực chính là điều mà yoga muốn hướng đến.
Chính vì vậy, nhiều bài tập yoga theo từng mục đích riêng biệt ra đời: yoga tăng sức đề kháng, yoga thư giãn cổ vai gáy, ….Một số tư thế yoga tăng sức đề kháng: tư thế cái cung, tư thế em bé, tư thế rắn hổ mang, tư thế trái núi,…
Các món ăn tăng sức đề kháng
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng trong việc duy trì thể chất khỏe mạnh, từ đó giúp tăng cường sức đề kháng. Một chế độ dinh dưỡng tự nhiên giàu dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong việc hồi phục sức khỏe của người ốm – bệnh.
Vậy nên ăn gì để tăng sức đề kháng tốt nhất? Theo khuyến cáo của bác sĩ Lâm, thành phần bữa ăn của gia đình cần hấp thụ đầy đủ dưỡng chất. Đảm bảo bữa ăn có đủ 4 nhóm thực phẩm gồm chất đạm, chất béo, chất tinh bột, vitamin & khoáng chất.
PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm chia sẻ về 2 tiêu chí quan trọng để lựa chọn nguồn đạm chất lượng là cung cấp đầy đủ 9 acid amin thiết yếu và dễ tiêu hóa – hấp thu. Đối với nhóm vitamin, những người ốm – bệnh hoặc người đang trong quá trình hồi phục cần chú ý bổ sung nhiều trái cây có các nhóm vitamin C: cam, quýt, kiwi,….
Những nhóm thực phẩm chứa nhiều nhóm các vitamin A,D,E, các thực phẩm lên men (probiotic), khoáng chất (kẽm, selen,..) cũng được chuyên gia lưu ý cần bổ sung vì chúng giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn.
Bên cạnh đó, những thực phẩm như trà, gừng hay hành, tỏi trong thành phần có chứa chất chống viêm. Chúng cũng có khả năng gia tăng hoạt động của các tế bào miễn dịch. Đây chính các yếu tố giúp chống oxy hóa và tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng, làm giảm mệt mỏi và căng thẳng.
Các bài tập thể dục tăng sức đề kháng
Luyện tập thể dục đúng cách và thường xuyên góp phần nâng cao hệ miễn dịch. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: việc tập luyện thể dục giúp tăng cường hoạt động miễn dịch, từ đó giúp chống lại tình trạng nhiễm trùng. Vậy nên, bạn cần duy trì thói quen thể dục thường xuyên.
Tuy nhiên, bạn có thể cân đối thời gian và sức lực để việc tập luyện được hài hòa. Mức độ tập vừa phải để hệ miễn dịch được tăng cường tốt hơn và bạn cũng có đủ thời gian để cơ thể nghỉ ngơi – tái tạo năng lượng. Bạn có thể bắt đầu luyện tập những bài tập tăng sức đề kháng đơn giản và nhẹ nhàng. Những bài tập được các chuyên gia gợi ý như đi bộ, đạp xe, bơi lội… với thời lượng 30 phút/ ngày.
Xây dựng lối sống lành mạnh
Bên cạnh dinh dưỡng, tập luyện hay yoga thì việc xây dựng lối sống lành mạnh là điều vô cùng quan trọng giúp cơ thể tăng cường đề kháng tự nhiên. Chuyên gia y tế khuyến cáo một số điều sau đây để cơ thể luôn khỏe mạnh:
- Hạn chế dùng các chất kích thích: bia, rượu, thuốc lá,…
- Giảm căng thẳng, stress bằng những hoạt động giải trí thư giãn lành mạnh: xem phim, đi dạo bộ, nghe nhạc, du lịch nghỉ dưỡng,…
- Đảm bảo giấc ngủ đủ về số lượng (7-8 tiếng/ ngày) và chất lượng (giấc ngủ sâu, không bị chập chờn tỉnh giấc,..)
- Ưu tiên bổ sung chất béo tốt trong bữa ăn hằng ngày (các loại hạt: hạnh nhân, đậu phộng; các loại dầu thực vật,…)
- Hạn chế nạp các chất béo xấu từ thực phẩm chiên với dầu mỡ dùng lại nhiều lần, thực phẩm chế biến sẵn
- Không ăn quá nhiều đường và tinh bột xấu (là loại tinh bột chứa nhiều calo nhưng ít chất xơ – bánh kẹo, nước ngọt,…)
- Thực phẩm đã chế biến chỉ nên sử dụng trong bữa ăn đó, hoặc trong ngày, không nên bảo quản quá lâu trong tủ lạnh vì quá trình oxy hóa thức ăn có thể sản sinh ra những chất không có lợi cho sức khỏe
Bổ sung lượng nước đầy đủ cho cơ thể
Nước chiếm đến 70% cơ thể con người. Thành phần này có tác dụng hòa tan dưỡng chất, điều chỉnh nhiệt độ cũng như vận chuyển các chất để nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể. Mỗi bộ phận khi được vận hành trơn tru và hệ miễn dịch tăng cường sẽ tạo lá chắn vững mạnh. Đây chính là “tấm khiên” bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh có hại. Do đó, bạn cần phải bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể.
Tùy theo từng độ tuổi, cũng như thể chất của mỗi người mà có lượng nước cần hấp thụ khác nhau. Thông thường, trung bình mỗi người cần tiêu thụ 2 lít/ ngày. Ngoài nước lọc, thắc mắc “Uống gì để tăng sức đề kháng?” còn được bác sĩ Lâm gợi ý thêm với những thức uống trái cây tự nhiên không chứa đường giúp bổ sung từ lượng lớn vitamin khoáng chất cho cơ thể.
4. Những lưu ý khi tăng sức đề kháng cho cơ thể
Ngoài những cách tăng cường đề kháng hiệu quả nêu trên, sau đây là một số lưu ý giúp hệ miễn dịch của cơ thể hạn chế bị các yếu tố bên ngoài tấn công:
- Ăn đúng giờ và đa dạng các loại thực phẩm, nên thực hiện nguyên tắc: “ăn chín uống sôi”
- Đảm bảo ăn đủ 3 bữa chính hàng ngày, bổ sung từ 1 – 3 bữa phụ để tăng cường các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
- Đảm bảo về các nguyên tắc chế biến phù hợp với sở thích, khẩu vị và khả năng nhai nuốt. Nếu người bệnh có tình trạng chán ăn, giảm vị giác và khứu giác nên chế biến dạng mềm và lỏng.
- Tuân theo các nguyên tắc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trước, trong và sau khi chế biến. Cũng như đảm bảo trong cách sử dụng và bảo quản thực phẩm.
- Đối với trẻ em, người lớn tuổi có sẵn bệnh nền như suy thận mạn, tim mạch… Cần thực hiện tư vấn chỉ dẫn về chế độ dinh dưỡng của bác sĩ.
- Không lạm dụng thuốc kháng sinh và các loại thuốc khác khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tra cứu các đơn thuốc trên internet, các diễn đàn, forum và mang về áp dụng cho bản thân và những người trong gia đình.
Ngoài những lưu ý trên, kết hợp thực phẩm bổ sung tăng sức đề kháng cũng là cách hiệu quả được chuyên gia khuyến cáo. Đạm thủy phân Bosugold với 16 acid amin quan trọng và đầy đủ 9 acid amin thiết yếu – là giải pháp hữu hiệu giúp tăng cường đề kháng cho cơ thể.
Công nghệ thủy phân giúp cắt nhỏ phân tử đạm thành các aicd amin cấu trúc nhỏ, tương đồng với các acid amin trong cơ thể, từ đó giúp quá trình hấp thu dưỡng chất được nhanh và trọn vẹn. Đạm dinh dưỡng Bosugold cũng đáp ứng đầy đủ 2 tiêu chí quan trọng mà PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm khuyến cáo khi lựa chọn nguồn đạm chất lượng.
Bài viết trên chắc hẳn đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về hệ thống miễn dịch của cơ thể. Có thể khẳng định rằng: tăng sức đề kháng là chính yếu tố then chốt vô cùng quan trọng để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh. Đừng đợi đến khi có dịch bệnh, cơ thể ốm yếu mới nghĩ cách tăng cường sức đề kháng! Hãy kết hợp ngay các cách trên để xây dựng đề kháng khỏe mạnh, cơ thể luôn được bảo vệ bạn nhé!