Có thể nói hiện nay trên thế giới không chỉ riêng gì Việt Nam tỷ lệ bị tiểu đường ngày càng có xu hướng tăng cao và trẻ hóa dần. Bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, cuộc sống sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân và đặc biệt gây ra rất nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn. Không những thế với những người mắc bệnh tiểu đường thì chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát bệnh cũng như chữa trị bệnh tiểu đường.
Một chế độ ăn lành mạnh đảm bảo về số lượng và chất lượng có thể cân bằng đường huyết của cơ thể, từ đó đảm bảo tình trạng cân bằng lượng đường trong cơ thể. Hãy cùng với đạm thuỷ phân BOSUGOLD tìm hiểu xem bệnh tiểu đường là gì? và chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân bị tiểu đường ra sao? thông qua bài viết ngày hôm nay nhé.
> Xem thêm: “Người già bị tiểu đường nên ăn gì?” – Giải đáp cùng Chuyên gia
1. Bệnh tiểu đường là gì?
Tiểu đường hay còn được gọi là đái tháo đường, đây là một bệnh mãn tính rất nhiều người mắc phải hiện nay với biểu hiện lượng đường trong máu của bạn luôn cao hơn mức bình thường do cơ thể của bệnh nhân bị thiếu hụt hoặc đề kháng với chất insulin, dẫn đến tình trạng rối loạn chuyển hóa lượng đường trong máu.
Khi mắc phải bệnh tiểu đường, thì cơ thể của bạn sẽ không chuyển hóa các chất bột đường từ thực phẩm mà bạn ăn vào mỗi ngày để tạo ra năng lượng một cách hiệu quả được. Do đó gây ra hiện tượng lượng đường tích tụ và ngày càng tăng nhiều trong máu. Lượng đường trong máu quá cao trong thời gian dài sẽ rất dễ làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, gây ra tổn thương ở các cơ quan khác như mắt, thận, thần kinh và các bệnh lý nghiêm trọng khác ở người.
- Tiểu đường tuýp 1: đây là trường hợp người mắc bệnh bị thiếu insulin do tuyến tụy không sản xuất ra insulin được. Tiểu đường tuýp 1 rất hiếm gặp, thường xảy ra ở trẻ nhỏ, người trẻ tuổi chỉ chiếm rất ít dưới 10% số người mắc bệnh.
- Tiểu đường tuýp 2: đây là trường hợp bệnh nhân bị đề kháng với insulin. Nghĩa là cơ thể vẫn có thể sản xuất insulin nhưng nó hoàn toàn không thể chuyển hóa được glucose. Khoảng 90% đến 95% người bị tiểu đường trên thế giới đều thuộc típ 2 này.
2. Tại sao bạn lại bị bệnh tiểu đường?
Trong cơ thể của bạn, tuyến tụy sẽ chịu trách nhiệm tiết ra hóc-môn insulin – một loại chất giúp kiểm soát lượng đường glucose trong máu của bạn từ đó để tạo ra năng lượng giúp cơ thể hoạt động hàng ngày.
Vì vậy, khi cơ thể của bạn thiếu insulin hoặc insulin không chuyển hóa được đường, đường sẽ bị tồn đọng lại trong máu, và làm cho đường huyết sẽ tăng cao.
Nguyên nhân của bệnh hiện nay vẫn chưa được xác định rõ ràng là do đâu. Tuy nhiên có rất nhiều yếu tố gây tác động đến bệnh này như yếu tố di truyền và lối sống không cân bằng, chế độ ăn nhiều thịt đỏ, chất béo bất hợp lý ngoài ra uống nước ngọt quá nhiều và hàm lượng bột đường cao, thừa cân béo phì, không thường xuyên tập thể dục… là những yếu tố nguy cơ cao dẫn đến bệnh tiểu đường
Đối với các gia đình có cha mẹ bị tiểu đường thì con cái của họ sẽ dễ bị bệnh hơn; Nhiều nghiên cứu của các chuyên gia đã chỉ ra rằng tỉ lệ đái tháo đường típ 2 diễn ra ở người thừa cân cao hơn là những người bình thường.
3. Người bệnh tiểu đường nên ăn gì?
Việc ăn uống sao cho hợp lý ở người mắc tiểu đường là vô cùng quan trọng. Người bệnh cần biết mình nên bổ sung thực phẩm nào nên ăn gì và không nên ăn gì, các thực phẩm người bệnh tiểu đường nên ăn bao gồm:
- Nhóm đường bột: Các loại ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn vỏ cám, rau củ… được chế biến bằng các cách như hấp, luộc, nướng, hạn chế tối đa dùng dầu ăn để rán, xào…nếu có thì nên dùng dầu thực vật. Các loại củ như khoai sắn cũng cung cấp khá nhiều tinh bột, nên nếu người bệnh ăn các loại này thì nên ăn vừa phải hoặc không cần ăn thêm cơm.
- Nhóm thịt cá: Người bệnh tiểu đường nên ăn thịt và cá phần nạc, thịt gia cầm thì nên bỏ da, thịt lọc bỏ mỡ, các loại đậu đỗ… chế biến đơn giản luộc hấp hoặc áp chảo hạn chế tối đa dầu mỡ.
- Nhóm chất béo, đường: Các thực phẩm có chất béo không bão hòa được ưu tiên trong chế độ ăn uống của người mắc tiểu đường như dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá, olive… hạn chế tối đa dầu từ động vật.
- Nhóm rau: Người bệnh nên ăn rau nhiều hơn trong thực đơn của mình để bổ sung thêm các khoáng chất và vitamin cũng như giúp giảm béo thông qua các cách chế biến đơn giản như ăn sống, hấp, luộc, rau trộn nhưng không nên sử dụng nhiều loại sốt có chất béo quá cao.
- Hoa quả: Người bệnh tiểu đường cần tăng cường ăn trái cây tươi, không nên chế biến thêm kem, sữa, hạn chế ăn các loại quả chín ngọt như quá nhiều chất béo như sầu riêng, hồng chín, xoài chín…
BOSUGOLD rất vui được chia sẻ với các bạn những kiến thức về bệnh tiểu đường và chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh sao cho hợp lý. BOSUGOLD hy vọng bài viết sẽ mang đến thêm những thông tin bổ ích cho bạn và gia đình người thân của mình trong việc bảo vệ sức khoẻ.
———————————————————–
BOSUGOLD tự hào là sản phẩm đầu tiên chứa nguồn đạm thủy phân tự nhiên, cung cấp trực tiếp nguồn Đạm cần thiết cho cơ thể mà không cần trải qua quá trình tiêu hóa do được hấp thu trực tiếp qua ruột non. Bên cạnh đó, sản phẩm còn cung cấp tới 16 loại acid amin (trong đó có nhiều loại mà cơ thể không tự tổng hợp được như Valin, Leucin, Isoleucin, Threonin, Methionin, Lysin, Phenylalanin, tryptophan, Arginin và Histadin), giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng chỉ sau 3-5 ngày sử dụng.