Bà bầu chán ăn 3 tháng đầu là một hiện tượng thường thấy ở giai đoạn đầu tiên của thai kỳ. Tuy nhiên, các bà bầu chớ nên chủ quan trước tình trạng này, bởi vì nó có thể ẩn chứa nhiều nguy hiểm mà các mẹ không thể lường trước được. Vậy, nguyên nhân và cách cải thiện khi mẹ bầu chán ăn là gì? Hãy cùng tìm kiếm câu trả lời qua bài viết được chia sẻ dưới đây!
Nguyên nhân bầu chán ăn 3 tháng đầu
Bà bầu cần biết rõ nguyên nhân khiến mình bị chán ăn và có biện pháp khắc phục hiệu quả để đảm bảo cho sự phát triển mạnh khỏe của em bé.
Nguyên nhân và biểu hiện
Nguyên nhân khiến bà bầu chán ăn 3 tháng đầu có thể xuất phát từ:
- Do bị ốm nghén:
Ốm nghén thường đi kèm với các cơn buồn nôn và sự thay đổi giữa cảm giác thèm ăn với chán ăn. Khi mẹ bầu bước vào giai đoạn đầu tiên của thai kỳ, nội tiết tố thay đổi kéo theo những thay đổi về thể chất, nhiều mẹ bầu gặp tình trạng ốm nghén, chán ăn, mệt mỏi. Mẹ bầu chán ăn 3 tháng đầu có thể có cảm giác đói bụng nhưng lại không muốn ăn. Sau 3 tháng, tình trạng ốm nghén vẫn có thể tiếp diễn đến tận các tháng cuối thai kỳ.
- Do bị rối loạn tiêu hóa:
Khi mẹ bầu xuất hiện các triệu chứng sau như buồn nôn, ợ nóng và táo bón, rất có thể mẹ bầu đã bị rối loạn tiêu hóa. Khi bị rối loạn tiêu hóa, mẹ bầu sẽ cảm giác không muốn ăn gì mặc dù rất đói bụng, cơ thể thiếu năng lượng, mệt mỏi.
- Một số nguyên nhân khác:
Bên cạnh các nguyên nhân trên, mẹ bầu cũng có thể chán ăn khi bị suy giáp, rối loạn ăn uống trong thai kỳ hay thậm chí là bị căng thẳng quá mức khiến thay đổi tâm lý và dễ bị rơi vào trầm cảm. Đây là những nguyên nhân vô cùng nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Khi nào chán ăn trở thành triệu chứng nguy hiểm cần được chữa trị kịp thời
Nhìn chung, bà bầu chán ăn 3 tháng đầu là một hiện tượng khá phổ biến. Tuy nhiên, tin đáng mừng là tình trạng này thường chỉ diễn ra trong một khoản thời gian ngắn. Theo thời gian khi thai nhi dần lớn lên, cơ thể của mẹ sẽ cũng sẽ từ từ thích nghi và cải thiện được các triệu chứng trên, nếu biết chăm sóc sức khỏe tốt.
Tuy nhiên, nếu tình trạng chán ăn ngày càng nghiêm trọng khiến mẹ bị sụt cân nhanh chóng, không thể ăn được gì hay ăn gì đều nôn ra, thậm chí là đi kèm với một số dấu hiệu về bệnh lý, mẹ bầu cần phải lập tức đến thăm khám và tiếp nhận sự chỉ dẫn của bác sĩ để được điều trị kịp thời.
> Xem thêm:
- Chán ăn là bệnh gì? Tìm hiểu nguyên nhân, biến chứng và phương pháp cải thiện biếng ăn cùng chuyên gia
-
Phụ nữ chán ăn khi mang thai nên làm gì, những mẹo giúp thèm ăn trở lại
Mẹo khiến bà bầu ăn ngon miệng hơn
Những cặp vợ chồng lần đầu được làm cha, làm mẹ thường sẽ cảm thấy bối rối khi gặp phải tình trạng mẹ bầu chán ăn 3 tháng đầu kết hợp với cảm giác buồn nôn và khó chịu. Nếu đó chỉ đơn giản là tình trạng ốm nghén bình thường, bạn có thể cải thiện bằng các mẹo giúp ăn ngon miệng hơn như sau:
Nên ăn những món cảm thấy ngon miệng, tránh thức ăn thấy ngán
Nhiều mẹ bầu chán ăn 3 tháng đầu do bị nghén thường rất thích ăn một món nào đó, thậm chí đó là món mẹ từng cực kỳ ghét ăn. Vì thế, khi mẹ bầu cảm thấy đói bụng, hãy ăn món mà mình thèm để có cảm giác ngon miệng hơn. Tuy nhiên, mẹ bầu cần phải có sự chọn lọc và chỉ nên ăn những món ăn lành mạnh. Bởi vì giai đoạn đầu của thai kỳ là thời gian rất nhạy cảm. Dẫu có thèm đồ ngọt cũng nên tiết chế lại để kiểm soát tốt lượng đường và bảo vệ thai nhi một cách toàn diện, bạn nhé!
Ngoài ra, hãy tránh xa những món ăn khiến mẹ buồn nôn và khó chịu. Đồng thời, cũng đừng cưỡng ép bản thân phải ăn nhiều món nào vì lời khuyên của mọi người xung quanh. Bởi vì điều này chỉ khiến mẹ cảm thấy chán ăn thêm mà thôi.

Chia nhỏ bữa ăn
Một số người quan niệm rằng, bà bầu càng ăn nhiều càng tốt, nhất là các thức ăn bổ dưỡng. Tuy nhiên, điều này lại vô tình gây cảm giác chán ăn, thậm chí sợ ăn ở bà bầu khi cố gắng làm theo lời mọi người nói. Vì thế, hãy chia nhỏ các bữa ăn để bà bầu hạn chế tình trạng chán ăn và tránh gây ảnh hưởng đến tâm lý bà bầu. Đồng thời, đây cũng là cách bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.
Vận động nhẹ nhàng
Mẹ bầu chán ăn 3 tháng đầu nên kết hợp chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất với một cường độ vận động nhẹ nhàng để giảm triệu chứng ốm nghén và kích thích vị giác. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc này không chỉ giúp giảm hiện tượng chán ăn, buồn nôn mà còn đem lại một tinh thần phấn chấn, thoải mái cho mẹ bầu.
Tâm lý thoải mái
Giữ tâm lý thoải mái là một điều cực kỳ quan trọng. Điều này giúp mẹ bầu tránh bị căng thẳng dẫn đến stress, đồng thời còn hạn chế được tình trạng bầu chán ăn 3 tháng đầu thai kỳ. Khi đó, thai nhi cũng sẽ phát triển một cách thuận lợi hơn.
Sử dụng các sản phẩm bổ trợ tốt cho sức khỏe
Mẹ bầu cần bổ sung những sản phẩm bổ trợ theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài chế độ dinh dưỡng giàu vitamin, tinh bột và protein, mẹ bầu cũng có thể sử dụng sản phẩm tổng hợp để tăng cường sức đề kháng và tạo nên lớp vỏ bọc an toàn nhất cho bé.
Theo đó, PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm – Nguyên phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc khuyên mẹ bầu nên sử dụng sản phẩm có nguồn đạm thủy phân tự nhiên như Bosugold để gạt bỏ nỗi lo thiếu chất đạm. Ngoài ra, sản phẩm còn chứa đầy đủ 16 loại acid amin quan trọng cho sự sức khỏe của thai nhi lẫn mẹ bầu.

Thăm khám bác sĩ theo định kỳ
Các ông bố nên đưa mẹ đi khám định kỳ để theo dõi sức khỏe mẹ bầu và thai nhi một cách thường xuyên. Hãy lắng nghe ý kiến và chỉ dẫn của bác sĩ để giảm thiểu tình trạng ốm nghén, chán ăn nếu nó ngày càng nghiêm trọng. Đặc biệt, việc này có thể giúp mẹ bầu phát hiện sớm các vấn đề nguy hiểm có thể phát sinh trong quá trình mang thai.
Bên trên là nguyên nhân và cách cải thiện tình trạng bà bầu chán ăn 3 tháng đầu của thai kỳ. Chúng tôi mong rằng những kiến thức hữu ích trên sẽ giúp chăm sóc mẹ bầu và thai nhi thật tốt trong suốt thai kỳ!