Suy nhược cơ thể kéo dài bao lâu và có tự khỏi không là câu hỏi thường gặp của những ai đang mắc phải loại bệnh này. Để giải đáp những thắc mắc trên, mời bạn cùng đến với chia sẻ từ chuyên gia được trình bày trong bài viết dưới đây!
Suy nhược cơ thể kéo dài bao lâu?
Suy nhược cơ thể là một triệu chứng nguy hiểm, nhưng lại thường bị mọi người phớt lờ đi. Vậy, nguyên nhân gây suy nhược cơ thể là gì? Suy nhược cơ thể kéo dài bao lâu?
Nguyên nhân
Suy nhược cơ thể là triệu chứng mệt mỏi toàn thân và thường kéo dài từ 6 tháng trở lên. Mọi đối tượng đều có thể bị suy nhược cơ thể. Tuy nhiên, người trong độ tuổi từ 20 – 40 có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Đồng thời, nữ giới khi gặp tình trạng bệnh này sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn so với nam giới.
Nguyên nhân gây ra suy nhược cơ thể chưa được xác định cụ thể. Các nguyên nhân gây nên bệnh này rất đa dạng, có thể đến từ việc thiếu máu, hạ đường huyết, tăng bạch cầu đơn nhân, suy giảm hệ miễn dịch, nhiễm trùng toàn thân hay huyết áp thấp… Người bị lupus, viêm khớp dạng thấp hoặc nhiễm virus cũng có thể bị suy nhược cơ thể.
Ngoài ra, các đối tượng không được bổ sung đầy đủ dưỡng chất, người làm việc quá sức hoặc mới phẫu thuật, sinh đẻ… cũng có thể bị loại bệnh này. Tuy nhiên, thực tế thì đa số trường hợp suy nhược cơ thể đều khó xác định nguyên nhân cụ thể.
Vậy, suy nhược cơ thể kéo dài bao lâu? Cùng tìm hiểu tại phần tiếp theo của bài viết!
>> Xem thêm:
Suy nhược cơ thể kéo dài bao lâu và để lại hậu quả gì?
Trả lời cho câu hỏi suy nhược cơ thể kéo dài bao lâu, bạn cần xác định rằng tình trạng suy nhược cơ thể kéo dài bao lâu còn phụ thuộc vào sức khỏe của mỗi người. Khi bạn phớt lờ đi các triệu chứng của bệnh và không chịu khám chữa bệnh, bệnh sẽ ngày càng nặng lên và dẫn đến nhiều hậu quả nặng nề.
Các dấu ban đầu có thể là bỏ ăn, chán ăn, không có sức lực và mệt mỏi kéo dài. Khi bệnh nặng hơn, một số triệu chứng khác sẽ xuất hiện như: sống khép kín, thường xuyên sợ hãi vô cớ, sợ giao tiếp, sợ tiếp xúc với người khác, khó ngủ, khó thở đi kèm với ác mộng về đêm. Từ đó, những hệ lụy kéo theo sẽ là tư duy kém, khó nhớ, khó tập trung, hay quên, cử chỉ hành vi không chính xác, không kiềm chế được cảm xúc…
Khi đó, người bị suy nhược sẽ không thể tập trung làm việc và cho ra hiệu suất kém. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn trong cuộc sống lẫn công việc của người bệnh.
Biện pháp khắc phục tình trạng suy nhược cơ thể
Với những hậu quả nặng nề trên, ta đã có thể hình dung được căn bệnh này ẩn chứa nguy hiểm tiềm tàng như thế nào. Tuy nhiên, một số người vì không nhìn thấy ảnh hưởng trực tiếp của nó đối với sức khỏe mà thường chủ quan và bỏ qua. Cuối cùng, hậu quả mà họ phải gánh chịu là vô cùng lớn.
Vì thế, khi bạn xuất hiện các triệu chứng của bệnh, hãy thực hiện biện pháp khắc phục được nêu sau:
Thăm khám và tiếp nhận điều trị theo chỉ định của bác sĩ
Việc đầu tiên bạn cần làm chính là đến bệnh viện để kiểm tra và nhận được sự hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ. Khi đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, hỗ trợ bạn hồi phục sức khỏe một cách nhanh chóng và an toàn.
Ngoài ra, tùy theo từng nguyên nhân mà biện pháp khắc phục cũng có sự khác nhau. Ví dụ như người mới phẫu thuật, sinh đẻ bị suy nhược cơ thể cần chú ý bổ sung đầy đủ dưỡng chất để phục hồi. Trường hợp người bị suy nhược vì trầm cảm, lo âu hoặc bị rối loạn thần kinh, người bệnh cần kết hợp sử dụng thuốc được kê đơn theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Vì thế, chớ nghe theo lời đồn đoán của mọi người mà hãy đến bệnh viện để có liệu trình điều trị phù hợp nhất.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng kết hợp với chế độ tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý
Người bị suy nhược cơ thể thường sẽ bị sụt cân vì thiếu chất, cơ thể thường xuyên mệt mỏi, không có năng lượng. Vì thế, việc xây dựng một thực đơn ăn uống với đầy đủ dưỡng chất là vô cùng quan trọng. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến việc thay đổi thực đơn thường xuyên để tránh gây ra tình trạng chán ăn ở người bệnh.
Đặc biệt, chia sẻ với Báo Thanh Niên, PGS-TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho hay, người bị suy nhược cần tăng cường sức đề kháng với thực đơn ăn uống cân bằng 4 nhóm chất là đạm, vitamin, bột đường và chất béo.
Với những ai suy nhược vì lao động quá sức, thực đơn của họ phải có đầy đủ đạm, lipid. Cùng với đó, người bệnh cũng cần kết hợp với chế độ nghỉ ngơi và vận động hợp lý. Lúc này, người bệnh không nên làm việc quá sức mà hãy dành thời gian thư giãn, tập thở và tập luyện nhẹ nhàng.
Sử dụng sản phẩm bổ trợ
Bên cạnh chế độ ăn uống với chế độ nghỉ ngơi và làm việc hợp lý, người bệnh cũng có thể sử dụng thêm các sản phẩm bổ trợ để cung cấp thêm dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Trong đó, Bosugold là một sản phẩm được khuyên dùng bởi PGS -TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia.
Trong Bosugold có chứa nguồn đạm thủy phân tự nhiên cùng 16 loại acid amin quan trọng và đầy đủ 9 acid amin thiết yếu. Sản phẩm được làm từ nguyên liệu nguồn đạm tự nhiên, không gây tác dụng phụ và an toàn với sức khỏe con người. Đặc biệt, nhờ công nghệ thủy phân, Bosugold còn hỗ trợ hấp thụ nhanh, giúp tăng cường sức đề kháng và phục hồi sức khỏe hiệu quả cho mọi đối tượng sử dụng, đặc biệt là những ai bị suy nhược cơ thể.
Như vậy, bài viết bên trên đã trả lời cho câu hỏi “Suy nhược cơ thể kéo dài bao lâu?” của đa số bạn đọc. Suy nhược cơ thể kéo dài bao lâu còn tùy thuộc vào thể trạng người bệnh cùng chế độ ăn uống, sinh hoạt. Hãy chủ động hiểu biết và có những biện pháp chăm sóc sớm để chứng suy nhược cơ thể không còn làm phiền bạn và những người thân yêu!