F0 ăn gì để tăng sức đề kháng cho cơ thể là câu hỏi đang được nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc hấp thu đầy đủ dưỡng chất và tuân thủ chế độ sinh hoạt khoa học, vận động mỗi ngày giúp gia tăng khả năng phục hồi sức khỏe nhanh chóng ở người bệnh. Cùng Bosugold tìm hiểu kỹ hơn về chủ đề này qua bài viết ngay sau đây!
F0 là ai? Vì sao cần tăng sức đề kháng cho F0?
Thuật ngữ F0, F1,… là những từ ngữ biểu thị cho các cấp độ lây lan nguồn truyền nhiễm bệnh Covid – 19. Trong đó, F0 là người bệnh dương tính với virus SARS – CoV – 2.
F0 là ai?
Theo công văn của Bộ Y tế ban hành ngày 29/12 về việc điều chỉnh định nghĩa ca bệnh Covid – 19, người được xác định là F0 khi thuộc 1 trong 4 trường hợp dịch tễ sau đây:
- Là người có kết quả xác định dương tính virus SARS – CoV – 2 thông qua phương pháp PCR.
- Là F1 – người có tiếp xúc gần và được phát hiện có kháng nguyên dương tính với virus SARS – CoV – 2. Kết quả xét nghiệm có được qua phương pháp xét nghiệm nhanh.
- Là người có biểu hiện lâm sàng nghi ngờ mắc Covid – 10. Đây là những ca bệnh nghĩ và có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS – CoV – 2, đồng thời cũng có yếu tố dịch tễ (trong đó không bao gồm F1).
- Là người xác định dương tính 2 lần liên tiếp thông qua xét nghiệm nhanh kháng nguyên. (Xét nghiệm lần 2 trong 8 tiếng kể từ khi nhận kết quả xét nghiệm khám lần 1 với virus và có yếu tố dịch tễ).
Lưu ý: Sản phẩm xét nghiệm nhanh kháng nguyên virus SARS – CoV – 2 phải thuộc thuộc danh mục cấp phép của Bộ Y tế thì kết quả mới có giá trị. Và xét nghiệm nhanh kháng nguyên phải được thực hiện bởi nhân viên y tế hoặc người nghi nhiễm thực hiện. Việc thực hiện diễn ra thông qua ít nhất 1 trong các hình thức thực hiện trực tiếp hay gián tiếp bởi các phương tiện từ xa trước sự giám sát của nhân viên y tế.
Vì sao cần tăng sức đề kháng cho người F0?
Đối với người bệnh F0 nhiễm phải virus SARS – CoV – 2, cơ thể đặc biệt là phổi sẽ chịu những tổn thương nghiêm trọng bởi sự tàn phá của chủng virus này. Các cơ quan chức năng khác trong cơ thể cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ, dẫn đến hệ miễn dịch người bệnh suy dần suy yếu. Việc tăng cường sức đề kháng cho người F0 giúp bảo vệ cơ thể trước những sự tấn công của các tác nhân gây bệnh khác, đồng thời giúp cơ thể hồi phục nhanh sau nhiễm covid.
Để hỗ trợ cải thiện sức khỏe hiệu quả, người bệnh cần xây dựng chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng phù hợp theo gợi ý của các chuyên gia Y Tế. Nhằm giải đáp thắc mắc F0 ăn gì để tăng sức đề kháng nhanh chóng, xin mời quý bạn đọc tiếp tục theo dõi các nội dung sau đây nhé!
F0 ăn gì để tăng sức đề kháng?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người F0 nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều thực phẩm bổ dưỡng để tối ưu hóa chức năng của hệ miễn dịch và cải thiện sự trao đổi chất trong cơ thể. Vậy, người F0 ăn gì để tăng sức đề kháng? Dưới đây, là những gợi ý nhóm thực phẩm nên và không nên bổ sung trong quá trình điều trị bệnh!
Những nhóm thực phẩm F0 nên ăn
Cơ thể người bệnh dương tính với virus SARS – CoV – 2 thường rất yếu. Do đó, cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu dưỡng chất để đẩy mạnh quá trình phục hồi. Vậy, F0 ăn gì để tăng sức đề kháng? Câu trả lời cụ thể được các chuyên gia dinh dưỡng giải đáp ngay sau đây:
Rau xanh và hoa quả tươi
Gợi ý đầu tiên cho thắc mắc “F0 ăn gì để tăng sức đề kháng?” được chuyên gia khuyến nghị là rau xanh và hoa quả tươi. Đây chính là nguồn cung dồi dào hàm lượng vitamin cùng các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Đặc biệt hơn, nhóm thực phẩm này còn chứa các chất chống oxy hóa có công dụng kháng viêm và chống nhiễm trùng cơ thể. Ngoài ra, rau xanh còn chứa nhiều chất xơ có công dụng nâng cao sức đề kháng cơ thể.
Người bệnh F0 nên hấp thụ những loại rau quả có màu xanh thẫm, màu vàng, đỏ – nhóm thực phẩm chứa hàm lượng vitamin A, E, C cao. Các nhóm vitamin này cũng giúp hỗ trợ và tăng cường khả năng chống lại virus gây bệnh. Theo nghiên cứu, hàng ngày người bệnh F0 cần nạp vào cơ thể từ 400 – 600g hoa quả và rau xanh.
Thực phẩm giàu kẽm
Gợi ý cho câu hỏi F0 ăn gì để tăng sức đề kháng không thể không nhắc đến nhóm thực phẩm giàu kẽm. Kẽm là một vi chất đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của hệ miễn dịch. Dưỡng chất này có chức năng gia tăng khả năng chống chịu của cơ thể trước các tác nhân gây bệnh. Người bệnh có thể hấp thụ kẽm qua nhiều loại thực phẩm nằm trong thực đơn hàng ngày: như các loại thịt nạc, thịt gia cầm, hải sản và nhóm các loại hạt, ngũ cốc,…
> Xem thêm:
Thực phẩm giàu đạm
Một gợi ý nữa cho việc F0 ăn gì để tăng sức đề kháng không thể thiếu chính là các thực phẩm giàu đạm. Chất đạm có vai trò rất quan trọng đối với hệ miễn dịch. Cụ thể, chất đạm tham gia cấu trúc nên tế bào miễn dịch của cơ thể, bao gồm cả miễn dịch dịch thể và miễn dịch thế bào. Do vậy, việc bổ sung nhóm thực phẩm giàu đạm giúp tăng cường miễn dịch tự nhiên, giúp các F0 tăng cường đề kháng hiệu quả.
Với 16 acid amin quan trọng và đầy đủ 9 acid amin thiết yếu, Bosugold giúp cung cấp đạm đủ cho cơ thể con người. Bosugold chứa 16 loại acid amin, trong đó có 9 loại mà cơ thể không thể tự tổng hợp như Lysin, Threonin, Leucin, Valin, Methionin,… Đây là những acid amin thiết yếu mà cơ thể cần với công dụng chính là kích thích hệ miễn dịch, gia tăng sức đề kháng giúp đầy lùi tình trạng bệnh lý cũng như bảo vệ cơ thể luôn chắc khỏe.
Sản phẩm này được chuyên gia PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm – Nguyên Phó viện trưởng – Viện dinh dưỡng Quốc gia khuyên dùng để bổ sung nguồn đạm dinh dưỡng cho người bệnh, đặc biệt là người bệnh dương tính với Covid.
Uống nhiều nước
Những người bệnh không may Covid – 19 thường gặp phải các triệu chứng như nôn mửa, sốt, mệt mỏi hay rối loạn tiêu hóa. Các triệu chứng này khiến cơ thể ở trong tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng do mất nước, rối loạn điện giải. Lúc này, cơ thể cũng cần được bổ sung bù lượng nước đã mất để nhanh chóng phục sức khỏe và có đề kháng khỏe để chống chọi lại các tác nhân gây bệnh khác: virus, vi khuẩn,… gây bệnh.
Vậy nên, theo khuyến cáo của chuyên gia về F0 ăn gì để tăng sức đề kháng, ngoài các nhóm thực phẩm được gợi ý trên, các F0 nên bổ sung ít nhất từ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày để đảm bảo các hoạt động trao đổi chất trong cơ thể. Bên cạnh việc uống nhiều nước lọc, người F0 cũng nên bổ sung thêm các loại nước trái cây khác như cam, chanh,… để tăng cường vitamin C cho cơ thể.
Những thực phẩm F0 nên kiêng
Theo các chuyên gia, trong quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe, để sức khỏe được phục hồi nhanh chóng và hiệu quả, bên cạnh những nhóm thực phẩm gợi ý cho F0 ăn gì để tăng sức đề kháng thì người bệnh còn cần loại bỏ một số loại thực phẩm chứa các chất có thể gây tổn hại và làm chậm quá trình dưỡng bệnh của mình như:
Thực phẩm chứa nhiều cholesterol
Đầu tiên, nhóm thực phẩm mà các F0 nên kiêng chứa hàm lượng cholesterol nhiều như óc, nội tạng động vật,… Đây là những món ăn ưa thích của nhiều người. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên nghị người bệnh F0, kể cả người bình thường nên hạn chế.
Thực phẩm chế biến sẵn hoặc nhiều muối
Bên cạnh thắc mắc F0 ăn gì để tăng sức đề kháng còn có một số nhóm thực phẩm mà người bệnh cần hạn chế, phải kể đến là những thực phẩm chế biến sẵn hoặc chứa lượng muối. Loại thực phẩm này thường là xúc xích, đồ biển, thực phẩm muối chua hay đồ ăn khô,… Khi hấp thụ quá mức sẽ khiến cơ thể bị mất nước và gây rối loạn chất điện giải. Điều này làm ảnh hưởng đến khả năng hồi phục của cơ thể.
Thức uống chứa nhiều cồn, gas
Cuối cùng, nhóm thực phẩm hoặc thức uống chứa nhiều gas là nhóm đồ uống mà các F0 cần tránh. Theo nhận định của các chuyên gia, hấp thụ quá nhiều những thực phẩm này tại các thời điểm trước, trong hoặc sau bữa ăn đều sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình tiêu hóa cũng như hấp thụ thức ăn của cơ thể. Các nhóm thực phẩm chứa cồn cũng gây ra những phản ứng ức chế thần kinh, làm trí não của các bệnh nhân F0 căng thẳng.
Chế độ sinh hoạt của F0 để cơ thể sớm phục hồi
Bên cạnh những chia sẻ về F0 ăn gì để tăng sức đề kháng, các chuyên gia còn đem đến những lời khuyên bổ ích khác cho người bệnh về một chế độ sinh hoạt và luyện tập hợp lý, giúp cơ thể sớm phục hồi sức khỏe.
Chế độ sinh hoạt
Người bệnh Covid – 19 cần nghỉ ngơi, duy trì chế độ sinh hoạt hợp lý. Tránh tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của cơ thể. Dưới đây là những nguyên tắc về chế độ dinh ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của Bộ Y tế:
- Giải đáp thắc mắc “F0 ăn gì để tăng sức đề kháng?”, các F0 cần đảm bảo hấp thụ đầy đủ và đa dạng các nhóm thực phẩm được các chuyên gia khuyến nghị: bao gồm tinh bột, sữa và các chế phẩm từ sữa, rau củ quả, thịt cá, trứng, các loại hạt,…
- Ăn đầy đủ 3 bữa chính trong ngày, có thể tăng cường thêm từ 1 đến 2 bữa phụ để đảm bảo cơ thể nạp đủ năng lượng. Lưu ý cần bổ sung thực phẩm chứa nhiều protein cho người suy nhược và trẻ em.
- Không ăn những thực phẩm chứa nhiều đường, muối; hạn chế các sản phẩm chứa chất kích thích như rượu, bia,…
- Không sử dụng thực phẩm ôi, thiu, quá hạn sử dụng. Thực phẩm cho F0 ăn gì để tăng sức đề kháng cần phải được chế biến an toàn, hợp vệ sinh. Lưu ý luôn rửa tay trước và sau khi chế biến thực phẩm.
- Uống nhiều nước với từ 40 – 45 ml/kg cân nặng/ ngày. Nên uống nước ấm và phân chia theo nhiều khung giờ, không nên đợi khi nào khát mới uống là gợi ý F0 ăn gì để tăng sức đề kháng hiệu quả.
- Ăn nhiều trái cây và uống nước hoa quả là gợi ý tuyệt vời cho việc F0 ăn gì để tăng sức đề kháng. Bởi trong hoa quả chứa nhiều nước, vitamin và các khoáng chất tốt cho hệ miễn dịch.
- Duy trì trạng thái tâm lý thoải mái và tích cực để đẩy nhanh quá trình phục hồi.
Chế độ luyện tập
Ngoài việc F0 ăn gì để tăng sức đề kháng, người bệnh cũng cần kết hợp thêm chế độ luyện tập để tăng cường sức khỏe. Việc luyện tập giúp thúc đẩy quá trình phục hồi cơ thể diễn ra nhanh hơn.
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, các bài tập vận động giúp lồng ngực giãn nở, gia tăng khí thông ra vào phổi. Lợi ích của việc luyện tập giúp tăng cường khả năng vận động của các cơ quan hô hấp, đồng thời, ngăn chặn tình trạng suy giảm thể chất và tinh thần của người bệnh.
Dưới đây là 3 bài tập vận động mà người bệnh F0 cần rèn luyện thường xuyên trong quá trình cách ly và điều trị!
Tập thở
Bài tập thở bao gồm luyện tập các kiểu thở như thở chúm môi, thở bụng, thở cơ hoành. Đối với người F0 có nhiều dịch đờm, việc luyện tập kỹ thuật thở chu kỳ chủ động cùng kỹ thuật ho là điều cần thiết phải thực hiện.
Tư thế nghỉ ngơi
Nếu người bệnh cảm thấy khó thở, mệt mỏi và có nồng độ oxy máu đo được (SpO2) dưới 94%, có thể áp dụng luyện tập kiểu tư thế nằm sấp, nằm nghiêng và nằm đầu cao. Đồng thời, các F0 cũng cần chủ động theo dõi lượng oxy máu khi thay đổi tư thế nghỉ ngơi.
Trong quá trình luyện tập, người bệnh cần chú ý đến những biểu hiện bất thường trên cơ thể. Nếu có những biểu hiện như khó thở, mệt mỏi hay đau tức ngực có xảy ra, hãy tạm dừng việc luyện tập này lại và theo dõi tình trạng cơ thể. Đồng thời, các F0 lúc này cần thông báo cho nhân viên y tế để được theo dõi kịp thời.
Tập vận động tại giường
Trường hợp người F0 có những biểu hiện từ nhẹ đến vừa cần thực hiện các bài tập vận động vừa sức. Những bài tập nhẹ như gập bụng, duỗi chân,… giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa và tăng khả năng tuần hoàn máu. Đối với những bài tập đơn giản này, các F0 hoàn toàn có thể thực hiện tại giường mà không cần chuẩn bị không gian tập chỉn chu.
Trên đây là bài viết mà Bosugold muốn chia sẻ đến quý bạn đọc về chủ đề “F0 ăn gì để tăng sức đề kháng?”. Mong rằng bài viết sẽ giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về những loại thực phẩm nên và không nên sử dụng trong quá trình điều trị Covid – 19, để giúp quá trình chăm sóc và phục hồi sức khỏe nhanh hơn!