Chán ăn hay cảm giác không thiết ăn uống gì là tình trạng ai cũng từng ít nhất một lần mắc phải. Tuy vậy, đa số mọi người thường cho rằng đây là những chuyện “thường tình” và dễ dàng bỏ qua. Nhưng nếu bạn để tình trạng này kéo dài, không khắc khắc phục sớm sẽ khiến cơ thể suy nhược nghiêm trọng. Hãy cùng Bosugold làm rõ về chủ đề này qua bài viết ngay sau đây!
Chán ăn là bệnh gì?
Chán ăn là triệu chứng không muốn ăn uống bất cứ thứ gì. Nếu như trước đây bạn có cảm giác đói, muốn ăn hoặc thèm ăn để nạp năng lượng cho cơ thể, thì khi mắc chứng biếng ăn, bạn sẽ không có cảm giác ngon miệng, cũng không có cảm giác đói.
Chán ăn tưởng chừng là triệu chứng đơn giản, nhưng nếu để tình trạng này diễn ra lâu ngày sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Bởi khi cơ thể ăn uống kém, cơ thể không nạp đủ năng lượng. Kém ăn kéo dài sẽ gây nên tình trạng mệt mỏi, suy kiệt, cơ thể không còn sức lực.
Nguyên nhân của chán ăn
Phân tích về nguyên nhân gây nên chứng bệnh chán ăn, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng có 5 nhóm lý do chính gây ra tình trạng này:
- Bệnh lý ở đường tiêu hóa: các bệnh dạ dày, đường ruột,… làm ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng.Các triệu chứng: đầy hơi, khó tiêu,…làm mất cảm giác thèm ăn ở người bệnh, ăn gì cũng không thấy ngon miệng.
- Ăn kiêng quá mức: Chế độ ăn uống kiêng khem nhưng không tuân thủ theo các chỉ dẫn chuyên gia, không cân đối dinh dưỡng sẽ khiến cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng. Điều này khiến cơ thể sụt cân, suy nhược nghiêm trọng, giảm cảm giác thèm ăn, mệt mỏi.
- Căng thẳng, stress lâu ngày: Rối loạn cảm xúc, lo âu quá mức dẫn đến cơ thể mệt mỏi, căng thẳng quá độ. Tình trạng stress cao độ khiến cơ thể tiết nhiều một loại hormon có tên gọi là cortisol. Hormon này có ảnh hưởng đến quá trình điều tiết dịch vị dạ dày, từ đó tác động đến cảm giác thèm ăn.
- Thiếu sắt và vitamin B12: Đây là thành phần quan trọng trong quá trình tạo máu của cơ thể. Chính vì thế, thiếu những nhóm chất này lâu ngày cũng chính là nguyên nhân khiến cơ thể mệt mỏi, mất cảm giác ngon miệng.
- Bệnh lý mãn tính, bệnh ung thư: Các bệnh mãn tính ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hấp thu dinh dưỡng và sức khỏe thể chất. Chính vì thế, người có bệnh mãn tính hoặc các bệnh lý đặc biệt (bệnh ung thư, bệnh suy giảm miễn dịch) cần quan tâm sát sao đến chế độ ăn uống và giấc ngủ để đảm bảo sức khỏe.
Các biến chứng nếu chán ăn kéo dài
Biếng ăn kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng và để lại những hậu quả đối với sức khỏe, đặc biệt là người trung niên, người già, trẻ em và các đối tượng mắc các bệnh mãn tính. Cùng chuyên gia điểm qua những hệ lụy nghiêm trọng do biếng ăn gây nên:
- Cơ thể thiếu dinh dưỡng dẫn đến suy nhược cơ thể: Thống kê y khoa cho thấy, 40% người cao tuổi mắc chứng chán ăn khiến thiếu hụt vi chất. Điều này trực tiếp khiến cơ thể suy nhược, đãng trí, nói trước quên sau. Tại Mỹ, có đến 78% người cao tuổi biếng ăn khiến cơ thể suy kiệt.
- Sức khỏe suy giảm, đề kháng yếu: hệ miễn dịch yếu ớt khiến cơ thể dễ mắc các bệnh lý. Bởi vì sự thiếu hụt các vitamin và khoáng chất có ảnh hưởng trực tiếp đến hệ miễn dịch của cơ thể. Do đó, nếu chán ăn kéo dài sẽ khiến cơ thể thiếu hụt các vi chất này, dẫn tới các hoạt động của tế bào miễn dịch bị suy giảm.
- Mệt mỏi, căng thẳng, mất ngủ triền miên: Biếng ăn lâu ngày khiến cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng, thường xuyên gặp các tình trạng mệt mỏi, ngủ không ngon giấc.
Phương pháp cải thiện chứng chán ăn
Tùy vào nguyên nhân và mức độ bệnh biếng ăn của từng đối tượng cụ thể mà người bệnh cần có biện pháp khắc phục khác nhau. Sau đây là một số cách cải thiện chứng biếng ăn đơn giản, bạn hãy cùng xem và áp dụng nếu chẳng may bản thân và người nhà gặp vấn đề này nhé!
Chán ăn nên ăn gì? Hãy ưu tiên món ăn thanh đạm
Khi mắc chứng biếng ăn, hệ tiêu hóa của bệnh nhân có thể bị suy yếu do thiếu hụt dưỡng chất lâu ngày. Bạn chưa nên bổ sung ngay các món ăn quá bổ dưỡng cho người bệnh, mà thay vào đó nên lên thực đơn thanh đạm, dễ ăn. Người bị bệnh chán ăn sẽ kèm theo những yêu cầu khắt khe đối với thực phẩm ăn uống. Bởi thế, bạn cần học cách nấu đồ ăn vừa ngon, vừa thanh mát. Khi người bệnh ăn sẽ không có cảm giác ngán, ngấy, đồng thời cũng không gây áp lực quá lớn lên hệ tiêu hóa.
Bạn có thể tham khảo các món cháo từ yến mạch hoặc các món ăn chay từ củ quả bổ dưỡng cho người bệnh. Khi chế biến đồ ăn, bạn nên ưu tiên chọn nguyên liệu theo sở thích của bệnh nhân.
Tăng cường đạm dinh dưỡng giúp người chán ăn phục hồi sức khỏe
Đối với người bị bệnh chán ăn, việc bổ sung đạm dinh dưỡng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bởi vì, mặc dù cơ thể không có hứng thú ăn uống nhưng vẫn cần đảm bảo dinh dưỡng để tránh bị suy kiệt. Đạm dinh dưỡng Bosugold với 16 acid amin quan trọng và đầy đủ 9 acid amin thiết yếu, cùng công nghệ thủy phân giúp cơ thể hấp thu nhanh – trọn vẹn dưỡng chất đạm. Đạm thủy phân Bosugold còn giúp bổ sung thêm nhóm các vitamin B thiết yếu, kẽm, lysin cùng cao linh chi quý hiếm giúp kích thích ăn ngon, nhanh chóng đẩy lùi chứng biếng ăn, mệt mỏi.
Lên kế hoạch cho việc luyện tập thể dục, thể thao mỗi ngày
Tập thể dục giúp bạn tiêu hao năng lượng và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Việc tập thể dục đều đặn và thường xuyên trong ngày giúp cơ thể tiết mồ hôi. Từ đó, hoạt động trao đổi chất của cơ thể được tăng cường, kích thích các tế bào hoạt động, tăng cường sản xuất các enzyme có lợi cho hệ tiêu hóa.
Luôn thay đổi thực đơn ăn uống, đa dạng món ăn
Do bệnh nhân chán ăn nên khẩu vị sẽ giảm ít nhiều. Lúc này, các món ăn trong thực đơn nên trình bày hấp dẫn, lạ mắt để kích thích khứu giác và thị giác. Món ăn có mùi thơm và đẹp mắt dễ kích thích cảm giác ăn uống ở người bệnh. Thay vì nấu quá nhiều đồ ăn, bạn nên đa dạng thực đơn cho người bệnh. Ngoài ra, bạn cần lưu ý chọn các món ăn dễ tiêu hóa và giàu dưỡng chất cho bệnh nhân.
Bổ sung vitamin nhóm B trong khẩu phần ăn của người bệnh
Vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B1 – là loại vitamin không thể thiếu trong quá trình chuyển hóa năng lượng. Thiếu vitamin nhóm B cũng là một trong các nguyên nhân chính khiến cho cơ thể giảm cảm giác thèm ăn. Do đó, bạn nên chú trọng bổ sung các vitamin nhóm B trong thực đơn hàng ngày để giúp kích thích hệ tiêu hóa tiết enzyme, hỗ trợ cho quá trình chuyển hóa năng lượng của cơ thể, lấy lại cảm giác ăn uống và khẩu vị. Đây chính là điểm mấu chốt để giúp cho người bệnh biếng ăn có thể tự dung nạp dinh dưỡng.
Những phân tích chi tiết về chứng chán ăn trên đây hy vọng đã mang đến cho bạn kiến thức đầy đủ về bệnh. Nếu chẳng may bạn gặp tình trạng chán ăn mãn tính, để khắc phục vấn đề này, hãy kiên trì tuân thủ và kết hợp các phương pháp cải thiện nêu trên!