Càng lớn tuổi, sức khỏe của người lớn tuổi càng dễ bị suy giảm. Vậy người cao tuổi cần bổ sung gì trong chế độ dinh dưỡng để duy trì cơ thể khỏe mạnh và ngăn ngừa nhiều bệnh lý phổ biến? Bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!
> Xem thêm:
Tìm hiểu đặc điểm về sức khỏe để biết người cao tuổi cần bổ sung gì?
Để biết được người cao tuổi cần bổ sung gì trong thực đơn, chúng ta cần hiểu rõ đặc điểm sức khỏe của người cao tuổi.
Bạn có biết: độ tuổi 60 được Liên hợp quốc xếp vào nhóm người già. Cũng từ độ tuổi này, những suy giảm thể chất trở nên rõ rệt hơn. Những đặc điểm về sức khỏe của người cao tuổi là:
(1) Thay đổi về cơ thể (vóc dáng, làn da, nhiệt độ cơ thể, các cấu tạo răng miệng…)
- Diện mạo thay đổi khi da xuất hiện nhiều nếp nhăn hơn, có cả vết đồi mồi và tóc bạc cũng nhiều hơn.
- Do cơ thể không điều chỉnh nhiệt độ hiệu quả, nên người cao tuổi sức yếu hơn, dễ bị tổn thương bởi thời tiết hơn.
- Răng bị đổi màu, dễ lung lay và có xu hướng rụng dần theo thời gian. Vì răng yếu nên bạn sẽ biết được người cao tuổi cần bổ sung gì và chế biến thế nào cho phù hợp.
- Các cơ quan cảm giác, thính giác và thị giác kém dần, thậm chí có người cao tuổi còn mất hẳn thị giác và thính giác.
(2) Thay đổi về sức khỏe (tình trạng sức khỏe, sự lão hóa, các chức năng cơ quan trong cơ thể…)
- Khi sức khỏe yếu đi, ít hoạt động ngoài xã hội nên dễ sinh buồn chán, mệt mỏi. Từ đó, người cao tuổi thường nóng nảy, khó kiềm chế cảm xúc, dễ tủi thân khi nhu cầu của mình không được đáp ứng đầy đủ.
- Lão hóa cơ bắp dẫn đến teo cơ, khó khăn trong đi lại, di chuyển.
- Phổi đàn hồi kém, sức chịu đựng giảm ảnh hưởng đến vấn đề hô hấp.
- Các vấn đề liên quan đến tiêu hóa đều giảm thiểu như dạ dày bé lại, nhu động ruột giảm, nước bọt và men tiêu hóa tiết ra ít hơn. Điều này ảnh hưởng đến việc người cao tuổi ăn gì, người cao tuổi cần bổ sung gì trong thực đơn hàng ngày.
- Các chức năng gan ngày càng suy giảm khiến việc đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể kém hơn.
- Các chức năng của thận như lọc máu, tái hấp thu ở thận cũng kém dần.
- Bàng quang không thể đựng nhiều chất thải khiến người cao tuổi thường phải đi tiểu nhiều lần hoặc không thể nhịn tiểu.
- Ăn không ngon miệng, ngủ không ngon giấc. Để cải thiện điều này, cần phải tìm hiểu kỹ về vấn đề người cao tuổi cần bổ sung gì trong thực đơn hàng ngày.
(3) Thay đổi về khả năng vận động: Không có khả năng tự chăm sóc bản thân sau chấn thương hay ốm đau.
(4) Thay đổi về cảm xúc, trạng thái tâm lý
- Dễ cáu gắt, xúc động, nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường và thời tiết.
- Phản ứng với xung quanh chậm hơn, các khả năng như ghi nhớ, đọc hiểu giảm dần.
Việc tìm hiểu rõ về tình trạng sức khỏe của người cao tuổi là vô cùng quan trong. Từ đó bạn sẽ biết được người cao tuổi cần bổ sung gì để điều chỉnh thực đơn cho hợp lý nhất.
Người cao tuổi cần bổ sung gì trong chế độ dinh dưỡng?
Người cao tuổi cần bổ sung gì là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm. Bạn có thể tham khảo gợi ý dưới đây để cân đối các nhóm chất dinh dưỡng trong thực đơn hàng ngày của người cao tuổi:
- Tinh bột: Mỗi bữa người cao tuổi chỉ nên ăn 1 – 2 bát cơm, ăn thêm khoai, ngô để cung cấp thêm chất xơ.
- Chất đạm: Với người cao tuổi, nhu cầu protein trung bình ở khoảng 60 – 70g/ngày, trong đó đạm động vật chiếm 30% lượng protein nạp vào cơ thể. Người cao tuổi nên giảm ăn thịt đỏ, tăng cường cá, tôm, cua và protein thực vật (đỗ, vừng, lạc, đậu phụ…).
- Chất béo: Người cao tuổi, cần bổ sung lipid phù hợp để hạn chế tình trạng béo phì và phòng ngừa các bệnh lý phổ biến như cholesterol cao, mỡ máu, đái tháo đường…
- Muối: Lượng muối ăn nên kiểm soát ở mức dưới 150g/người/tháng. Hạn chế ăn các loại thực phẩm có hàm lượng muối cao như dưa, cà muối và thức ăn chế biến sẵn. Nếu bạn muốn tìm hiểu người cao tuổi cần bổ sung gì thì nên lưu ý đến điều này khi chế biến thức ăn.
- cần chú ý đến điều này khi
- Chất xơ: Với nhu cầu chất xơ là 25g/ngày, người cao tuổi nên bổ sung các loại rau xanh và hoa quả giàu vitamin và khoáng chất vào bữa ăn hàng ngày.
- Nước: Người cao tuổi nên uống đủ 1,5-2 lít nước/ngày, chủ động uống nước ngay cả khi chưa thấy khát. Ngoài ra, người lớn tuổi cũng nên uống các loại nước như trà xanh, chè chè sen… vì rất tốt cho sức khỏe.
- Vitamin và khoáng chất: Người tao tuổi nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin nhóm B, C, D… và các khoáng chất quan trọng như sắt, canxi, kẽm… để tăng cường sức đề kháng.
- Các loại thực phẩm khác: Nếu bạn đang thắc mắc về việc người cao tuổi cần bổ sung gì thì có thể thêm các thực phẩm sau vào thực đơn như: quả việt quất, các loại rau lá xanh đậm, cải Brussels, cá hồi, ngũ cốc nguyên hạt…
Người cao tuổi cần bổ sung gì và những lưu ý trong chế độ sinh hoạt
Chia sẻ trên Sức khoẻ đời sống, PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm – Nguyên phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, để cân bằng dinh dưỡng trong các bữa ăn thì nguyên tắc đầu tiên là đa dạng thực phẩm. Ngoài ra, chế độ sinh hoạt của người cao tuổi cần lưu ý về chuyện ăn, ngủ, nghỉ và vận động nhẹ nhàng để đảm bảo sức khỏe.
- Để trả lời cho câu hỏi người cao tuổi cần bổ sung gì thì trước hết khẩu phần ăn mỗi ngày phải được cân đối tỉ mỉ để cung cấp đầy đủ nhu cầu thiết yếu của cơ thể, đảm bảo cân đối các nhóm dinh dưỡng gồm: chất béo, tinh bột, đạm, vitamin, khoáng chất, chất xơ và nước.
- Thức ăn cần được cắt nhỏ, nấu mềm để dễ tiêu hóa vì khả năng nhai, nuốt và tiêu hóa của người cao tuổi ngày càng suy giảm.
- Với một số người cao tuổi các bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp… cần lựa chọn loại thực phẩm phù hợp để có tác dụng kiểm soát bệnh.
- Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày và tạo không khí vui vẻ, thoải mái khi ăn. Yếu tố tinh thần cũng rất quan trọng bên cạnh việc tìm hiểu vấn đề người cao tuổi cần bổ sung gì.
- Để đảm bảo duy trì năng lượng cho hoạt động cả ngày, cần ăn đầy đủ các bữa ăn trong ngày.
- Cần có kế hoạch về thực đơn, theo dõi, đánh giá bữa ăn để trong quá trình áp dụng nếu phát sinh các vấn đề về sức khỏe có thể có sự điều chỉnh kịp thời và phù hợp.
- Theo dõi cân nặng, tỷ lệ mỡ cơ thể định kỳ để dự phòng bệnh lý liên quan đến cân nặng và điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp.
- Nên sinh hoạt điều độ bằng việc tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày. Mỗi buổi sáng vận động 30 phút, trưa nằm nghỉ hoặc ngủ 15 phút, tối đi bộ 30 phút để ngủ ngon hơn.
- Người cao tuổi hạn chế ăn quá no hoặc để quá đói. Ngoài ra, hãy ăn nhiều vào buổi sáng, buổi trưa ăn vừa phải và bữa tối ăn ít để ngăn ngừa nguy cơ béo phì, đau dạ dày.
Ngoài ra, nếu bạn đăng khoăn với câu hỏi người cao tuổi cần bổ sung gì, thì có thể áp dụng cách của nhiều người như bổ sung các sản phẩm đạm dinh dưỡng để như Bosugold của công ty Dược Hà Tây. Đây là công ty top 10 dược phẩm tại Việt Nam nên rất uy tín và đảm bảo chất lượng.
Nhờ nguồn đạm thủy phân tự nhiên quý giá với 16 acid amin thiết yếu có trong Bosugold, người cao tuổi sẽ được cung cấp đủ lượng đạm cần thiết để tăng cường sức khỏe. Để mua Bosugold chính hãng và nhận tư vấn từ chuyên gia, bạn vui lòng liên hệ hotline: 1900 88 68 34 hoặc fanpage: Bosugold – Đạm thủy phân tự nhiên tăng cường sức khỏe để được hỗ trợ!
Mong rằng những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những đặc điểm sức khỏe người cao tuổi và giải đáp được câu hỏi người cao tuổi cần bổ sung gì? Từ đó giúp lựa chọn thực phẩm lành mạnh, chú ý cách chế biến và cân đối gia vị phù hợp, cũng như lựa chọn được những sản phẩm bổ sung an toàn – hiệu quả để chăm sóc sức khỏe thật tốt cho người cao tuổi trong gia đình, bạn nhé!