Tại sao trẻ dễ mắc bệnh trong thời tiết giao mùa? Tăng sức đề kháng cho trẻ khi giao mùa như thế nào để giúp trẻ có đề kháng khỏe – hết ốm vặt? Cùng Bosugold tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau đây nhé!
Cảnh báo những bệnh trẻ thường gặp khi giao mùa
Hệ thống miễn dịch của trẻ nhỏ chưa hoàn toàn phát triển nên trẻ dễ mắc các bệnh vặt mỗi khi giao mùa, đặc biệt là bệnh đường hô hấp. Việc phòng bệnh và ngăn ngừa các nguy cơ gây bệnh là điều cần thiết để trẻ luôn khỏe mạnh. Cùng Bosugold điểm qua một số bệnh trẻ dễ mắc khi thời tiết giao mùa để có những biện pháp giúp tăng sức đề kháng cho trẻ khi giao mùa hiệu quả.
Cảm lạnh
Cảm lạnh là bệnh lý thường gặp nhất ở trẻ trong giai đoạn thời tiết chuyển giao giữa các mùa trong năm. Biểu hiện của trẻ khi bị cảm lạnh thường có triệu chứng như ho, sổ mũi và đau rát vùng họng. Những triệu chứng này có thể kéo dài từ 1 tuần hoặc lâu hơn. Cha mẹ cần theo dõi nếu trẻ bị cảm lạnh quá 1 tuần hoặc có những dấu hiệu nghiêm trọng cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám nhằm hạn chế biến chứng nguy hiểm ở trẻ sau này.
Bạch hầu
Bạch hầu là căn bệnh truyền nhiễm ở trẻ nhỏ với “thủ phạm” là vi khuẩn Corynebacterium Diphtheriae. Căn bệnh lý này có khả năng truyền nhiễm nhanh giữa người với người thông qua đường hô hấp. Ngoài ra, bạch hầu có các triệu chứng khá giống với cảm cúm thông thường nên thường gây nhầm lẫn trong việc phát hiện và điều trị.
Người mắc bệnh bạch hầu sau khi phơi nhiễm từ 2 – 5 ngày sẽ có các biểu hiện như đau rát vùng cổ họng, sốt và ớn lạnh. Nếu để tình trạng này kéo dài, trẻ có thể phát sinh các biến chứng gây hại đến sức khỏe như viêm cơ tim hoặc tổn thương hệ thần kinh…
Tiêu chảy
Tiêu chảy là một trong những bệnh lý mà các bé thường mắc phải khi thay đổi thời tiết. Lúc này, nhiệt độ ngoài trời giảm làm hàng “phòng thủ” của trẻ dễ bị các nhân tố gây bệnh tác động. Trẻ khi bị tiêu chảy thường bắt đầu đi ngoài nhiều trong 1 – 2 ngày, có thể kèm theo biểu hiện nôn trớ. Bệnh tiêu chảy còn có thể kèm theo những triệu chứng khác như ho, sốt… Những triệu chứng này khiến nhiều gia đình hay nhầm lẫn trẻ mắc bệnh về viêm đường hô hấp.
Cha mẹ cần xác định nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ và nhanh chóng loại bỏ yếu tố này, đồng thời “chặn đứng” tình trạng đi ngoài. Bởi nếu để tình trạng tiêu chảy diễn ra lâu ngày, cơ thể trẻ dễ bị mất nước và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Viêm đường hô hấp
Do hệ thống miễn dịch chưa được hoàn thiện, nên trẻ rất dễ bị viêm đường hô hấp. Bệnh viêm đường hô hấp cũng là bệnh lý dễ lây lan qua nhiều đường tiếp xúc: hô hấp, nước bọt hay tiếp xúc qua tay và các đồ dùng ăn uống,… Đối với trẻ nhỏ, khi mắc bệnh sẽ có những dấu hiệu như đau họng (tùy theo tình trạng viêm mà có thể có đờm đặc hoặc không); kèm theo sốt cao, đau đầu, lạnh toàn thân, khó chịu, mệt mỏi, chán ăn.
Cha mẹ cần xác định tình trạng đờm của trẻ để nắm rõ tình trạng bệnh lý và trao đổi lại với bác sĩ/ dược sĩ để có những lời khuyên đúng đắn khi dùng thuốc cho trẻ.
Chuyên gia mách 5 cách tăng đề kháng cho trẻ khi giao mùa
Tăng cường hệ miễn dịch là điều cần thiết mà mỗi gia đình cần lưu ý để bảo vệ cơ thể trẻ luôn khỏe mạnh. Một sức khỏe tốt giúp các bé chống chịu giỏi với các tác nhân gây bệnh tiềm ẩn xung quanh. Sau đây là 5 cách tăng sức đề kháng cho trẻ khi giao mùa hiệu quả mà các chuyên gia khuyến nghị gia đình nên áp dụng, cha mẹ cùng tham khảo và áp dụng ngay nhé!
Vệ sinh thân thể và môi trường
Vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể bé dưới nhiều cách: qua hô hấp, khói bụi, qua tiếp xúc bề mặt,… Do đó, để tăng sức đề kháng cho trẻ khi giao mùa, gia đình nên tập cho bé thói quen vệ sinh thân thể: tắm rửa và thay áo quần thường xuyên; vệ sinh răng miệng,…để bảo vệ trẻ trước các nguy cơ tiềm ẩn.
Cha mẹ cũng cần nhớ luôn nhắc nhở trẻ cần rửa tay với xà phòng hoặc gel rửa tay chứa cồn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Đối với việc lựa chọn kem đánh răng và nước súc miệng của trẻ, cha mẹ cần chọn sản phẩm có công thức chuyên biệt phù hợp với độ tuổi.
Nhà cửa và bề mặt trẻ hay tiếp xúc: vịn cầu thang, tay nắm cửa, đồ chơi cũng cần được lau chùi và vệ sinh thường xuyên. Ngoài ra, cha mẹ nên mở cửa sổ và cửa ra vào để nhà luôn được đảm bảo thoáng khí, hạn chế vi khuẩn, nấm mốc tích tụ lâu ngày!
Tiêm vacxin
Phương pháp hữu ích để tăng cường sức đề kháng cho trẻ khi giao mùa chính là tiêm vacxin phòng bệnh. Đây cách giúp cơ thể bé tự sản sinh ra kháng thể để chống lại các tác nhân gây bệnh: virus, vi khuẩn xâm nhập. Đồng thời, tiêm phòng vacxin cũng giúp tạo miễn dịch chủ động cho trẻ nhỏ và những đối tượng có đề kháng yếu. Hàng năm gia đình nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế địa phương gần nhà để được tiêm phòng vacxin phòng bệnh theo đúng lịch hẹn.
Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng là chìa khóa vàng giúp tăng sức đề kháng cho trẻ khi giao mùa, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi cần được bú hoàn toàn bằng sữa mẹ để cơ thể phát triển toàn diện. Sữa mẹ giúp trẻ có sức đề kháng tốt và chống chọi được những tác nhân gây bệnh. Không có một loại thức ăn nào có thể sánh được với sữa mẹ, chỉ trong trường hợp bất khả kháng thì mới chấp nhận việc nuôi con bằng thức ăn thay thế.
Khi trẻ lớn hơn, cần cho trẻ ăn dặm đúng độ tuổi để giúp cung cấp thêm cho trẻ dinh dưỡng bên cạnh sữa mẹ. Thời điểm cho trẻ ăn dặm có thể bắt đầu từ lúc trẻ 5,6 tháng tuổi và kéo dài cho đến 23 tháng tuổi. Qua thời kỳ lên 3 tuổi, cha mẹ vẫn cần quan tâm đến việc nuôi dưỡng đặc biệt là chế độ ăn nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện của thể chất và tinh thần của trẻ.
Bên cạnh đó, để tăng sức đề kháng cho trẻ khi giao mùa, ngoài chế độ dinh dưỡng đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu: chất đạm, chất đường bột, chất béo, vitamin & khoáng chất, gia đình còn cần chú trọng đến những nhóm thực phẩm giúp đề kháng khỏe như sau:
Thực phẩm giàu Protein
Dưỡng chất cần thiết để tăng sức đề kháng cho trẻ khi giao mùa không thể thiếu là Protein. Đây là dưỡng chất quan trọng giúp xây dựng hệ thống miễn dịch mạnh mẽ trong cơ thể. Thành phần này có trong một số loại thực phẩm như thịt nạc, hải sản… Ngoài protein, ở các loại thịt còn cung cấp thêm lượng khoáng chất như sắt, kẽm và vitamin B12 dồi dào.
>>> Xem thêm:
Trái cây và rau xanh
Để tăng sức đề kháng cho trẻ khi giao mùa, gia đình nên bổ sung thêm các loại trái cây và rau xanh trong thực đơn hàng ngày của bé. Bởi, trong nhóm thực phẩm này chứa hàm lượng lớn các vitamin C và các khoáng chất cần thiết cho hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể như photpho, canxi, sắt…
Sữa chua và các chế phẩm chứa nhiều lợi khuẩn
Lợi khuẩn là những vi sinh vật sống có lợi cho hệ tiêu hóa của cơ thể. Trong sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho đường ruột như lactobacillus và bifidobarium. Theo kết quả từ nhiều nghiên cứu, lactobacillus và bifidobacterium là 2 lợi khuẩn có khả năng sản sinh ra acid acetic cùng acid lactic có lợi cho đường ruột.
Đồng thời, khi tỷ lệ những lợi khuẩn này đạt nồng độ cân bằng cũng giúp ngăn chặn hiệu quả sự phát triển của những vi sinh vật có hại – gây bệnh trong đường ruột. Cho trẻ ăn sữa chua đều đặn như bữa phụ, giúp đường ruột khỏe mạnh – là cách đơn giản giúp tăng sức đề kháng cho trẻ khi giao mùa.
Bổ sung thực phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ khi giao mùa
Dinh dưỡng không cân đối là nguyên nhân khiến trẻ suy nhược cơ thể, dễ mắc bệnh mỗi khi thay đổi thời tiết. Lúc này, gia đình nên sử dụng trợ thủ đắc lực là các sản phẩm chức năng tăng sức đề kháng cho trẻ khi giao mùa. Việc sử dụng kết hợp sản phẩm bổ sung sẽ giúp trẻ hỗ trợ cải thiện sức khỏe nhanh chóng hơn.
Tuy nhiên, trước đa dạng sản phẩm đến từ nhiều thương hiệu trên thị trường thì đâu là lựa chọn tốt nhất dành cho trẻ? Theo gợi ý từ chuyên gia dinh dưỡng – PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm, sản phẩm Bosukid DHT với hơn 16 loại acid amin (trong đó có 9 loại acid amin cơ thể không thể tổng hợp được) giúp cung cấp nguồn đảm thủy phân tự nhiên dồi dào cho cơ thể. Bosukid DHT còn giúp bổ sung thêm chất xơ nutriose (nhập khẩu từ Pháp); Lysin và kẽm gluconat giúp kích thích trẻ ăn uống ngon miệng hơn. Sử dụng Bosukid DHT hàng ngày mang đến những lợi ích cho cơ thể trẻ như:
- Bồi bổ, tăng cường và nâng cao sức đề kháng cho trẻ.
- Bổ sung canxi, hỗ trợ phát triển xương chắc khỏe ở trẻ.
- Giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
- Tăng cường khả năng chuyển hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng cơ thể và trí não phát triển khỏe mạnh.
Chế độ vận động
Ngoài chế độ dinh dưỡng, gia đình cũng nên dành thời gian cùng con rèn luyện sức khỏe. Theo nghiên cứu, người trưởng thành cần thực hiện các bài tập vận động nhẹ như chạy bộ, đạp xe,… khoảng 30 phút hàng ngày để duy trì đề kháng khỏe mạnh. Vận động cũng chính là chìa khóa tăng sức đề kháng cho trẻ khi giao mùa. Hơn thế nữa, vận động còn giúp trẻ ăn ngon hơn, giúp các cơ và hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Chế độ nghỉ ngơi hợp lý
Để hệ miễn dịch của cơ thể được hoạt động tốt nhất, cha mẹ cần sắp xếp thời gian biểu để trẻ cần đảm bảo nghỉ ngơi hợp lý. Theo từng độ tuổi, trẻ có những nhu cầu về giấc ngủ khác nhau. Trẻ em cần ngủ nhiều hơn người lớn, càng ít tuổi thì số giờ ngủ càng nhiều. Cha mẹ hãy cũng tham chiếu theo số giờ cần cho giấc ngủ theo độ tuổi như sau để biết trẻ đã ngủ đủ chưa nhé:
- Trẻ sơ sinh từ 0 – 3 tháng tuổi cần ngủ đảm bảo từ 14 – 17 tiếng.
- Trẻ từ 4 – 12 tháng tuổi cần ngủ đảm bảo từ 12 – 16 tiếng.
- Trẻ từ 1 – 2 tuổi cần ngủ đảm bảo từ 11 – 14 tiếng.
- Trẻ từ 3 – 5 tuổi cần ngủ đảm bảo từ 10 – 13 tiếng.
- Trẻ từ 6 – 12 tuổi cần ngủ đảm bảo từ 9 – 12 tiếng.
Giấc ngủ cũng quan trọng như ăn uống. Ngủ giúp các cơ quan của cơ thể được nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng cho những hoạt động của ngày tiếp theo. Thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển trí tuệ và thể lực, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Giấc ngủ cũng giúp hệ miễn dịch của trẻ hoạt động tốt hơn nhờ việc thúc đẩy tế bào lympho T chống lại các sự xâm nhập vi khuẩn, virus. Nhờ đó, trẻ khỏe mạnh và hạn chế tình trạng ốm vặt hay mắc các bệnh về đường hô hấp mỗi khi giao mùa.
Những lưu ý để bảo vệ sức khỏe của trẻ khi thời tiết giao mùa
Ngoài việc chủ động gia tăng sức đề kháng cho trẻ khi giao mùa, gia đình cũng cần phải lưu ý những điều sau:
Ăn chín uống sôi
Để tăng sức đề kháng cho trẻ khi giao mùa, “ăn chín uống sôi” là nguyên tắc hàng đầu cha mẹ cần lưu ý. Các món ăn của trẻ được nấu chín kỹ cũng giúp đảm bảo sức khỏe đường ruột. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên lưu ý không nấu quá nhiều lượng thực phẩm trong một bữa ăn của trẻ. Hãy nấu với lượng ăn vừa đủ và không nên để trẻ ăn đồ nấu lại! Bởi vì có đến 70% yếu tố miễn dịch tập trung ở đường ruột, vậy nên nguyên tắc này sẽ giúp tăng sức đề kháng cho trẻ khi giao mùa hữu hiệu!
Mặc quần áo phù hợp
Thời tiết thường diễn biến thất thường mỗi độ giao mùa. Điều này làm ảnh hưởng không tốt đến thể trạng và sức khỏe của trẻ. Thời điểm trong ngày có lúc nắng, lúc mưa nên cần chuẩn bị quần áo phù hợp để mặc cho trẻ.
Trang phục lý tưởng nhất cho trẻ nên được làm từ chất liệu vải cotton. Ưu điểm của loại vải này là khả năng thấm hút mồ hôi tốt và thoải mái khi mặc. Khi ngủ vào ban đêm, trẻ cũng cần giữ kín cơ thể, tránh để hở vùng ngực và bụng sẽ dễ làm cơ thể trẻ nhiễm lạnh, dẫn đến cảm cúm.
Đeo khẩu trang khi ra ngoài
Với những tác động nghiêm trọng của đại dịch Covid – 19 trong thời gian qua, việc đeo khẩu trang khi ra ngoài là điều cần thiết phải thực hiện để giúp tăng sức đề kháng cho trẻ khi giao mùa. Đồng thời, đeo khẩu trang giúp trẻ ngăn ngừa và hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn, bụi bẩn vào cơ thể. Các gia đình cần rèn luyện thói quen này cho trẻ ngay từ nhỏ.
Bài viết trên Bosugold đã giải đáp đến bạn đọc thắc mắc “Những biện pháp làm tăng sức đề kháng cho trẻ khi giao mùa là gì”. Ngoài xây dựng – tuân thủ thực hiện chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học, gia đình có thể bổ sung thêm sản phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ để hỗ trợ thúc đẩy tăng cường tốt hơn!